1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Hồng Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/01/1984
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận án: Hồi ký trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại.
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học
9. Mã số: 62 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, luận án khẳng định vai trò của hành trình phục hiện ký ức đối với việc tái hiện sự thật trong hồi ký sau năm 1975.
Thứ hai, luận án nhấn mạnh tầm quan trọng của diễn ngôn về sự thật trong hồi ký với mối liên hệ chặt chẽ giữa mã sự thật và mã nghệ thuật trong các tiểu loại hồi ký khác nhau như: hồi ký các nhà văn; hồi ký các tướng lĩnh, cựu binh cách mạng và chính trị gia; hồi ký các tầng lớp khác trong xã hội.
Thứ ba, luận án cung cấp một cái nhìn bao quát về sự giao thoa thể loại trong hồi ký cũng như khẳng định khuynh hướng pha trộn, biến thể là một con đường tất yếu để hồi ký khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại văn học sau năm 1975.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và những người có cùng mối quan tâm.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về hồi ký trong tiến trình thể loại từ lúc ra đời cho đến nay.
- Nghiên cứu về các thể loại khác của ký để tạo thành bức tranh tổng thể, bao quát, nhiều chiều.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Trần Thị Hồng Hoa (2013), “Chân dung Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh qua hồi ký của những người bạn Nga”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (774), tr.91-94.
- Trần Thị Hồng Hoa (2013), “Sự vững bền của ký ức”, Báo Văn nghệ (33), tr.17.
- Trần Thị Hồng Hoa (2014), “Một số cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý luận Chính trị- truyền thông (số tháng 2), tr.36-41.
- Trần Thị Trâm, Trần Thị Hồng Hoa (2014), Khuynh hướng vận động của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí- Tuyên truyền, Hà Nội.
- Trần Thị Hồng Hoa (2016), “Cung cấp định hướng thể loại cho sinh viên báo chí truyền thông qua giảng dạy một số thể ký văn học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Đào tạo, bồi dưỡng báo chí- truyền thông ở Việt Nam hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tr.423-433.
- Trần Thị Hồng Hoa (2016), “Một vài đặc điểm của hồi ký các tướng lĩnh sau năm 1975”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (845), tr.104-107.
- Trần Thị Hồng Hoa (2016), “Chất tiểu thuyết trong hồi ký thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (387), tr.70-73.
- Trần Thị Hồng Hoa (2016), “Biểu tượng nghệ thuật trong hồi ký thời kỳ đổi mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Ký hiệu học- từ lý thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.567-574.
- Trần Thị Hồng Hoa (2016), “Tiếp cận hồi ký văn học sau năm 1975 từ lý thuyết diễn ngôn”, Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (61), tr.76-82.
|