1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VÕ THỊ MINH HÀ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/ 11/ 1975
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4152/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 07 năm 2008 của Giám đốc ĐHQG HN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII
8. Chuyên ngành: Việt ngữ học
9. Mã số: 62 22 01 15
10. Cán bộ hướng dẫn: GS. TS Vũ Đức Nghiệu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định lược đồ mô hình danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII gồm : phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau.
- Xác định các thành tố tham gia vào từng phần của cấu trúc danh ngữ.
- Xác định những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cấu trúc danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII so với tiếng Việt hiện nay.
- Xác định lược đồ mô hình động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII gồm : phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau.
- Xác định các thành tố tham gia vào từng phần của cấu trúc động ngữ.
- Xác định những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cấu trúc động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII so với tiếng Việt hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về thực tiễn, việc hiểu rõ cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII sẽ giúp các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ hiểu rõ hơn về bản chất, cấu tạo và các thành tố của danh ngữ, động ngữ. Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ cung cấp mô hình cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII mà còn có những đóng góp thiết thực cho mô hình danh ngữ tiếng Việt giai đoạn trung đại cũng như tiến trình lịch sử cú pháp tiếng Việt.
13. Những nghiên cứu tiếp theo:
Trong tương lai, tác giả của luận án có thể tiếp tục hướng nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt trong các thế kỉ trước và sau thế kỉ XVII. Đồng thời nghiên cứu về các ngữ đoạn khác để có thể có cái nhìn toàn cảnh về cấu trúc ngữ của tiếng Việt trung đại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
14.1. Võ Thị Minh Hà (2013), “Phần đầu của danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII trong văn bản “Lịch sử nước An Nam” (1659)”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tr. 1185- 1197.
14.2. Võ Thị Minh Hà (2014), “Đặc điểm ngữ pháp của những, các trong một số văn bản thư từ của người công giáo thế kỉ XVII- XIX”, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 63- 77.
14.3. Võ Thị Minh Hà (2016), “Lượng từ chỉ số lượng trong văn bản thư từ thế kỉ XVII- XIX của người công giáo”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 64- 77.
14.4. Võ Thị Minh Hà (2016), “Một số hiện tượng đặc biệt của trung tâm danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII- XIX (Qua các văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (2), tr. 48- 55.
14.5. Võ Thị Minh Hà (2016) “Một số hiện tượng từ vựng đặc biệt trong các văn bản thư từ viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII- XIII”, Kỉ yếu hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và Giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, tr. 132- 139.
14.6. Võ Thị Minh Hà (2016), “Động từ tình thái tính trong động ngữ thế kỉ XVII (Qua các văn bản viết bằng chữ quốc ngữ)”, Kỉ yếu hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học- những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr. 157- 166.
|