1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thắng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/03/1979
4. Nơi sinh: Bình Lục, Hà Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1142/QĐ-CTSV ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Bổ sung thêm 01 cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 190/QĐ-ĐT ngày 27/03/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Trước đó đã có Quyết định số 34/QĐ-ĐT ngày 16/01/2012).
- Gia hạn 02 năm (2016, 2017) so với thời gian đào tạo tiến sĩ chuẩn.
7. Tên đề tài luận án: Thiết kế và xây dựng hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GPS trên cơ
sở linh kiện vi cơ điện tử dùng cho các phương tiện giao thông đường bộ
8. Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử..........
9. Mã số: 62 52 02 03.....
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Chử Đức Trình.
PGS.TS Trần Đức Tân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Nghiên cứu thành công một thuật toán mới với tên gọi “Thuật toán bám đường” STA. Thuật toán này kết hợp với bản đồ số đã được đưa vào hệ tích hợp phần cứng INS/GPS để kiểm nghiệm. Kết quả mô phỏng trên dữ liệu thực nghiệm (dữ liệu offline) đã chứng minh được rằng: Khi hệ thống dùng thuật toán STA sai số định vị vào khoảng 5 mét và lỗi vận tốc khoảng 3,2 m/s khi tín hiệu GPS bị mất trong vòng 200 giây với quãng đường di chuyển là 1870 mét. Bên cạnh khả năng cải thiện độ chính xác về vị trí, vận tốc, thuật toán đề xuất còn cho phép cải thiện cả về góc hướng của xe (bỏ qua góc chúc và góc nghiêng).
- Thiết kế, mô phỏng thành công một cấu trúc TFG có hệ dầm treo/lò xo liên kết hình quả trám giữa hai cảm biến đo vận tốc góc (gọi là cảm biến đo vận tốc góc kiểu vi sai). TFG hoạt động dựa trên hiệu ứng điện dung và vì vậy nó được kích thích bằng hai tín hiệu điện có cùng biên độ và ngược pha nhau. Kết quả mô phỏng đã chứng minh TFG đề xuất có nguyên lý hoạt động giống như một mạch khuếch đại vi sai điện tử dùng 2 Transistor và một nguồn dòng không đổi. Cụ thể, cấu trúc có khả năng bù lệch pha cho hai tín hiệu kích thích đầu vào khi giá trị lệch pha lần lượt £ 3,5o, 2,5o, 4o tương ứng với cấu trúc TFG 1, 2 và 3.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Hệ thống STA có thể triển khai ứng dụng cho các phương tiện chuyển động đường bộ
- Thiết kế cảm biến TFG có thể phát triển thêm và chế tạo cảm biến vận tốc góc có tính
năng tốt hơn cảm biến hiện có.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu và nâng cao thuật toán STA để có thể ứng dụng cho mọi chuyển động với quỹ đạo bất kỳ.
- Tối ưu hóa cấu trúc cảm biến đo vận tốc góc kiểu Tuning Fork đề xuất. Đồng thời
tiến hành chế tạo, đo đạc, so sánh và đánh giá với kết quả mô phỏng để có được một sản
phẩm chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng một hệ thống (phần cứng, phần mềm) tích hợp có độ chính xác tổng thể
đạt được cao hơn hệ thống hiện có.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Nguyen Van Thang; Pham Manh Thang; Tran Duc-Tan (2012), “The Performance Improvement of a low-cost INS/GPS Integration System Using the Street Return Algorithm”, Vietnam Journal of Machanics, VAST, ISSN: 0866-7136, Vol. 34, No. 4, pp. 271-280.
[2] Nguyen Van Thang; Chu Duc Trinh; Tran Duc-Tan (2012), “The performance improvement of a low-cost INS/GPS integration system using street return algorithm and compass sensor”, The 6th Vietnam Conference on Mechantronics (VCM 2012), Hanoi, Vietnam, pp. 280-287.
[3] Nguyen Van Thang; Chu Duc Trinh; Tran Duc-Tan (2013), “Application of Street Tracking Algorithm in a feedback configuration for an integrated INS/GPS navigation system”, AETA 2013: Recent Advanced in Electrical Engineering and Related Sciences, Lecture Notes in Electrical Engineering, Vol. 282, pp. 279-288.
[4] Thang Nguyen Van; Trinh Chu Duc; and Tran Duc-Tan (2014), “Enhanced Accuracy Navigation Solution of an Integrated SINS/GPS System using an Simple and Effective Adaptive Kalman Filter”, International Journal of Intelligent Information Processing, ISSN: 2233-9426, Vol. 5, No.1, pp. 21-28.
[5] Thang Nguyen Van, Trinh Chu Duc, and Tran Duc-Tan (2015), "Application of Street Tracking Algorithm in an INS/GPS Integrated Navigation System", IETE Journal of Research (SCIE indexed), ISSN: 0974-780X, Vol. 61, No. 3, pp. 251-258.
[6] Thang Nguyen Van, Tran Duc-Tan, Hung Vu Ngoc and Trinh Chu Duc (2016), "Improvement of Tuning Fork Gyroscope Drive-mode Oscillation Matched Using a Differential Driving Suspension Frame", the International Journal of Electrical and Computer Engineering (IJECE) (Scopus indexed), ISSN: 2088 -8708, Vol 6, No 6: December 2016, pp. 2716-2729.
[7] Nguyen Van Thang, Tran Duc-Tan, Chu Duc Trinh (2017), “Design and Simulation of Micromachined Gyroscope based on Finite Element Method”, VNU Journal of Science: Mathematics - Physics, ISSN 0866-8612, Vol. 33, No. 3, accepted.
|