1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ LÂM
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28-7-1978
4. Nơi sinh: Phú Yên
5. Quyết định công nhận là nghiên cứu sinh: theo Quyết định số 3478/QĐ-ĐT ngày 23/11/2011 của Đại học Quốc gia Hà Nội, hình thức đào tạo tập trung, thời hạn từ ngày 23/11/2011 đến ngày 23/11/2014.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Được phép kéo dài thời gian học tập theo Quyết định số 4327/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN ngày 23/11/2014 và theo Quyết định số 3617/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN ngày 30/09/2015.
7. Tên đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”.
8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
9. Mã số: 62140120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quý Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1 Về mặt lý luận:
Luận án đã vận dụng lý thuyết hệ thống mở (L. Fon Bertalarffy) để xác định làm rõ được mối quan hệ giữa trường trung cấp chuyên nghiệp, như một hệ thống mở, tương tác với hệ thống giáo dục nói chung, qua đó sự phát triển của hệ thống ĐBCL quốc gia (thể chế, chính sách, cơ cấu) ảnh hưởng đồng biến đến việc thiết lập vận hành hệ thống ĐBCL trong các trường TCCN cả về mặt cấu trúc và chức năng.
11.2 Về mặt thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận án có những ý nghĩa thực tiễn chính như sau:
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước về ĐBCL các trường TCCN điều chỉnh lại chính sách vĩ mô để đem lại sự chuyển biến trong chất lượng các trường TCCN.
- Giúp các trường TCCN xây dựng được chiến lược tăng cường nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý về ĐBCL, nhất là hiểu biết về các chuẩn mực chất lượng, quy trình đánh giá và quản lý chất lượng để từ đó đẩy mạnh công tác ĐBCL trong toàn trường. Đây là tư liệu cho cán bộ quản lý, những người làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục tham khảo để xây dựng kế hoạch ĐBCL cho trường TCCN theo hướng cải tiến chất lượng liên tục và công khai chất lượng.
- Giúp các trường TCCN phát triển các chương trình để tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách về ĐBCL đáp ứng nhu cầu triển khai công tác ĐBCL và xây dựng văn hóa chất lượng của trường.
- Giúp các trường TCCN nhận diện rõ khoảng trống về chính sách để hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, đặc biệt là chính sách nội bộ của trường về cơ cấu và chức năng hệ thống ĐBCL trong trường, từ đó, giúp các trường xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong phù hợp với trường TCCN hướng tới các chuẩn chất lượng của ASEAN.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các giải pháp đem lại từ kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai vận dụng trong quá trình thiết lập và vận hành hệ thống ĐBCL tại các trường TCCN. Đồng thời giúp các trường hoàn thiện mô hình ĐBCL phù hợp với điều kiện của trường và tiếp cận được xu thế của các nước trong khu vực.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đánh giá tác động của mô hình Kiểm định chất lượng tới chất lượng đào tạo của các trường TCCN Việt Nam.
- Thực nghiệm vận hành hệ thống Đảm bảo chất lượng theo chuẩn đề nghị trong trường TCCN (theo chuẩn AUN)
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Lê Lâm (2010), Xây dựng mô hình Trường TCCN đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí Giáo dục số 245, kỳ 1 tháng 9/2010, tr.19-21.
2. Lê Lâm (2011), Xây dựng cơ chế đảm bảo chất lượng ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, Tạp chí giáo dục số 264, kỳ 2 tháng 6/2011, tr.11-12.
3. Lê Lâm (2011), Về việc xây dựng mô hình Trường trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí giáo dục số 267, kỳ 1 tháng 8/2011, tr.3-4, 28.
4. Lê Lâm (2011), Vấn đề đào tạo Điều dưỡng Trung cấp của trường đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng xuất khẩu lao động, Tạp chí giáo dục số 270, kỳ 2 tháng 9/2011, tr.60-62.
5. Lê Lâm (2014), Đề tài NCKH cấp thành phố: Thực nghiệm tổ chức KĐCL đào tạo tại các trường TCCN ở TP Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, nghiệm thu tháng 4/2016.
6. Lê Lâm, Nguyễn Kim Dung (2016), Kiểm định chất lượng đào tạo nghề của một số trường Trung cấp trên địa bàn TPHCM, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 69(130), tháng 12/2016, tr 42-47.
7. Lê Lâm, Nguyễn Kim Dung (2016), Một vài khuyến nghị đối với trường Trung cấp trong hoạt động đào tạo, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 69(130), tháng 12/2016, tr.55-60.
|