1. Họ và tên nghiên cứu sinh:Phùng Kim Anh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/11/1973
4. Nơi sinh: TP Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2224/QĐ-ĐHKT ngày 03/11/2011.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Có
* Theo quyết định số 2282/QĐ-ĐHKT ngày 15/10/2013 v/v điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ:
Đề tài cũ: “ Sự điều chỉnh mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với quá trình xây dựng, đổi mới các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Đề tài mới: “ Điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
* Theo quyết định số 3701/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2013 v/v điều chỉnh giáo viên hướng dẫn:
GVHD cũ: 1) PGS.TS Phùng Xuân Nhạ 2) TS. Vũ Anh Dũng
GVHD mới: 1) PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ 2) PGS.TS Nguyễn Duy Dũng
7. Tên đề tài luận án: Điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
9. Mã số: 62 31 01 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết: Luận án bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết về TĐKT , mô hình quản lý TĐKT và sự điều chỉnh mô hình quản lý TĐKT.
Thứ hai, về mặt thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng điều chỉnh mô hình quản lý TĐKT Nhật Bản và những tác động của nó; Đánh giá những thành công và hạn chế của việc điều chỉnh mô hình quản lý TĐKT Nhật Bản; Đề xuất các quan điểm và giải pháp đổi mới các TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh, tái cơ cấu cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, cũng như nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp/ tập đoàn Việt Nam về những bài học thành công và thất bại của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản trong quá trình điều chỉnh quản lý tập đoàn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay để từ đó có được những kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh phù hợp cho tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung, cho các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nói riêng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Đánh giá những tác động của điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản nói riêng, đến khu vực nói chung, trong đó có Việt Nam.
+ Những bài học kinh nghiệm hàm ý chính sách cho Việt Nam trong tái cơ cấu doanh nghiệp.
14. Các công trình công bố và dự kiến công bố liên quan đến luận án:
(1) Phùng Kim Anh (2017), Đổi mới, phát triển tập đoàn kinh tế theo định hướng Đại hội XII của Đảng – Tiếp cận từ những bài học đắt giá của Nhật Bản, số 1/2017, Tạp chí Tuyên giáo
(2) Phùng Kim Anh (2016), Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương số 483 tháng 12/2016.
(3) Phùng Kim Anh, Vũ Anh Dũng (2011), Tập đoàn kinh tế Nhật Bản – Thách thức và triển vọng, Tạp chí Tuyên giáo, 2011.
(4) Phùng Kim Anh, Vũ Anh Dũng (2011), Áp lực và xu hướng đổi mới của các công ty xuyên quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9, 2011
(5) Phùng Kim Anh (2011),VJCC – Sự gắn kết với doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo, Kỷ yếu hội thảo “Liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong xu thế hội nhập và phát triển” ( VJCC – Linkage Businesses through Training Activities), Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2011
(6) Phùng Kim Anh (2007), Đào tạp và sử dụng nguồn nhân lực tiếng Nhật- Hiện trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học:Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương, Hà Nội, 2007
|