1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hoài Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/11/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1753/QĐ-ĐHNN, ngày 22/12/2011
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn theo Quyết định 1754b/QĐ-ĐHNN, ngày 07/11/2014
7. Tên đề tài luận án (tên tiếng Việt và tiếng Pháp):
Approche des textes littéraires au contexte vietnamien de l’enseignement du français langue étrangère
Phương pháp tiẾp cẬn văn bẢn văn hỌc trong thỰc tẾ giẢng dẠY tiẾng Pháp tẠi ViỆt Nam
8. Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Pháp
9. Mã số: 62140111
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Thị Thật
- Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Bình
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến văn bản văn học : những đặc điểm chung của văn bản văn học, nghiên cứu văn bản văn học trong các đường hướng giảng dạy ngoại ngữ nói chung và các cách tiếp cận thể loại văn bản này theo lý luận tiếp nhận mới, nhằm giảng dạy hiệu quả tiếng Pháp thông qua văn bản văn học. Luận án tìm cách khắc phục những khó khăn của giáo viên trong việc khai thác văn bản văn học trong giờ học tiếng Pháp.
Luận án với hướng nghiên cứu mang tính định lượng và định tính đã chỉ ra những điểm khó khăn của giáo viên trong việc khai thác văn bản văn học, từ đó trang bị cho họ những công cụ hữu hiệu nhằm tiếp cận văn bản văn học hiệu quả nhất có thể. Cụ thể, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan trọng sau:
1. Văn bản văn học khó khai thác do văn bản văn học có những đặc thù khác so với những loại văn bản khác. Tính văn học trong văn bản văn học đã khiến giáo viên ngần ngại tiếp cận chúng và cũng khiến họ có định kiến là văn bản văn học khó cuốn hút người học.
2. Giáo viên khó khai thác văn bản văn học do họ thiếu công cụ khai thác (họ chưa biết cách đọc văn bản văn học), do họ thiếu kiến thức văn hóa xã hội, do sinh viên không hứng thú khi học văn học và do họ chưa nhìn thấy những lợi ích của văn bản văn học trong việc phát triển kỹ năng cho sinh viên.
3. Để cải thiện tình trạng này, luận án nhằm tập trung đưa ra những đường hướng tiếp cận văn bản văn học trong các giáo trình tiếng Pháp, minh họa cách khai thác thể loại văn bản này trong giáo trình Alter Ego và đưa ra những hoạt động phù hợp sau khi đã khai thác văn bản văn học nhằm phát triển kỹ năng viết và nói ở người học.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong giảng dạy thực hành tiếng thông qua các văn bản văn học Pháp, để thể loại văn bản có nhiều ưu điểm này không bị bỏ phí trong quá trình giảng dạy và học tập của các Khoa Pháp tại Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Dịch những đoạn trích văn học trong các giáo trình tiếng Pháp
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Trần Hoài Anh (2016), Yếu tố văn hóa và liên văn hóa trong các giáo trình tiếng Pháp trình độ B2, Tạp chí khoa học Ngoại ngữ Quân sự, sô 3 (tháng 9/2016), ISSN 2525-2232
2) Trần Hoài Anh (2016), Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản văn học để cải thiện kĩ năng viết cho sinh viên khoa tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, sô 69 (130) (tháng 12/2016), ISSN 1859-3917
|