1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Lam
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21-02-1981
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
9. Mã số: 62 22 01 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Quang Thiêm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã tổng quan được các hướng tiếp cận khác nhau đến từ trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa tiếng Việt nói riêng. Luận án đã tập trung nghiên cứu hệ thống từ trái nghĩa từ vựng dưới các khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Quan hệ nghĩa trái nghĩa được khu biệt với các quan hệ ngữ nghĩa khác (bao thuộc, tổng phân, cách, đồng nghĩa, vai, nhân quả, thuộc tính, đa nghĩa) dựa trên một loạt các thuộc tính quan trọng như tính tôn ti, tính khả thế, tính chuyển tiếp, khả năng đồng hiện, tính đồng hình,…
Từ trái nghĩa tiếng Việt có thể được nhận diện bằng một loạt các dấu hiệu thuộc các nhóm như lô gích, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.
Từ trái nghĩa tiếng Việt là những đơn vị từ vựng mà về mặt cấu tạo cả hai cực của chúng thường bảo đảm tính tương quan với nhau trên các mặt phạm trù từ loại, số lượng thành tố cấu tạo, tính chất từ pháp, trật tự từ pháp và nguồn gốc.
Cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt có thể được hình dung qua những khái niệm công cụ quan trọng là từ trái nghĩa, cặp từ trái nghĩa, cặp trái nghĩa, chùm trái nghĩa, chuỗi trái nghĩa.
Từ trái nghĩa tiếng Việt có thể đồng hiện trong các ngữ cảnh sử dụng thực tế gắn với những mô hình ngữ pháp xác định. Luận án cũng đã nghiên cứu thử nghiệm khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong thành ngữ tục ngữ, Truyện Kiều. Luận án đã đề xuất một cách phân loại từ trái nghĩa mới xét về mặt chức năng diễn ngôn khi dựa trên các ngữ cảnh đồng hiện.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án, có thể tiến hành biên soạn được một cuốn từ điển ngữ văn trái nghĩa tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng của các cuốn từ điển ngữ văn tiếng Việt đã có bằng cách tu chỉnh lại những cách chú giải từ trái nghĩa, đồng nghĩa.
Luận án còn góp thêm một tiếng nói từ góc độ ngôn ngữ học cho các công việc của những bộ phận nghiên cứu ngôn ngữ có tính liên ngành và ứng dụng hiện đại, ví dụ như việc xây dựng các kho ngữ liệu từ vựng tiếng Việt (Mạng từ tiếng Việt,…), phát hiện và tìm kiếm từ tự động, giáo dục ngôn ngữ, v.v.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt theo lối tiếp cận định lượng, đối chiếu.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Phạm Văn Lam (2014), “Trật tự từ trong các tổ hợp từ song tiết đẳng lập được cấu tạo từ những yếu tố trái nghĩa”, Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.1123-1137.
- Phạm Văn Lam (2015), “Cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu: hành trình và tiếp nối, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 400-418.
- Phạm Văn Lam (2015), “Khái quát về quan hệ nhân quả trong tiếng Việt”, Khoa học Ngoại ngữ (Đại học Hà Nội) (45), tr. 21-34.
- Phạm Văn Lam (2016), “Bộ tiêu chí hình thức dùng để nhận diện các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt”, Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.171-181.
- Phạm Văn Lam (2016), “Một khái quát về mạng từ và Mạng từ tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học (Viện Đại học Mở Hà Nội) (20), tr. 6-14.
|