1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Quang Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/3/1975
4. Nơi sinh: Yên Bái
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:Quyết định 3203/QĐ-XHNV-SĐH.ngày31/12/2014, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X.
7. Tên đề tài luận án: Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
9. Mã số: 62 22 0313
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã nêu rõ bối cảnh lịch sử của việc hình thành và xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954. Bối cảnh lịch sử này không chỉ gói gọn trong thời kỳ lịch sử của luận án (từ 1945-1954) mà nó được đánh dấu từ 1930 với sự ra đời của Đảng cộng sản mở đầu cho sự ra đời của các thành tố khác trong hệ thống chính trị và được tiếp tục hoàn thiện sau Cách mạng tháng Tám.
- Luận án đã chỉ rõ cơ cấu của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954 bao gồm Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà các thành tố này có những sự biến đổi về cả cơ cấu và tổ chức dẫn đến những tác động nhất định đối với hệ thống chính trị nói chung
- Luận án trình bày quá trình và hoàn thiện và vận hành của các yếu tố trong hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954. Sự hoàn thiện và vận hành của từng yếu tố trong hệ thống không chỉ có vai trò đối với sự hoàn thiện và vận hành của các yếu tố khác mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện của cả hệ thống chính trị.
- Luận án chỉ rõ hoạt động tổng thể của cả hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954 và tác động của hoạt động này đối với thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Luận án đã khái quát những đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xác định những nhân tố quan trọng, quyết định sự hoàn thiện và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị này, từ đó rút ra những bài học cho sự hoàn thiện, phát triển hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Trung ương, địa phương trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về lịch sử hình thành và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954)
- Luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lịch sử, khoa học chính trị.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hệ thống chính trị Việt Nam từ năm 1954-1975.
- Hệ thống chính trị Việt Nam sau khi thống nhất đất nước (1975)
- Hệ thống chính trị Việt Nam sau đổi mới
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Quang Hoa (2016) Quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945-1954, Tạp chí Giáo dục Lý luận (249), tr.47-49
2. Trần Thị Quang Hoa (2016), “Xây dựng địa vị pháp lý của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tạp chí Giáo dục lý luận (252), tr.65-67.
3. Trần Thị Quang Hoa (2016), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ thống chính trị Việt Nam", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (2b), 12-2016.
|