1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Khắc Sâm
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/05/1986
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: “Tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng”.
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
9. Mã số: 62 22 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Đỗ Thị Hòa Hới; 2. TS. Phạm Bá Lượng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã khái quát được tình hình nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu.
- Luận án lý giải được các cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành và phát triển góp phần phát hiện và hệ thống hóa một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng.
- Bước đầu chỉ ra giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng đối với việc thực hiện chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam trước năm 1945 cũng như góp phần vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục tìm hiểu về tư tưởng của các nhà Nho duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử tư tưởng Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Khắc Sâm, Đỗ Thị Hòa Hới (2009), Tư tưởng Phan Bội Châu về Phật giáo thời kỳ ở Huế, Tạp chí Khuông Việt (7), tr. 60 - 69.
2. Nguyễn Khắc Sâm (2013), “Tư tưởng chính thể Phan Bội Châu”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 313 - 327, Hà Nội.
3. Nguyễn Khắc Sâm (2014), “Quan niệm của Phan Bội Châu về đạo làm người”, Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Lý luận Chính trị, tr. 441 - 449.
4. Nguyễn Khắc Sâm (2014), Tư tưởng của Phan Bội Châu về những yếu tố tích cực, tương đồng trong các tôn giáo đối với cách mạng Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo (11), tr.12 - 15.
5. Nguyễn Khắc Sâm (2014), Tư tưởng phân biệt giữa những người theo tôn giáo chánh tín và các thế lực đội lốt tôn giáo của Phan Bội Châu, Tạp chí Công tác tôn giáo (12), tr. 13 - 16.
6. Nguyễn Khắc Sâm, Đỗ Thị Hòa Hới (2015), “Tư tưởng Phan Bội Châu (1867-1940) về một số giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giá trị, vai trò của tôn giáo đối với việc xây dựng và nâng cao đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tr. 55 - 65, Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Sâm (2015), “Ảnh hưởng tư tưởng triết học khai sáng đối với quan niệm Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Khúc xạ qua tân văn, tân thư)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du, Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, tr. 30 - 40, Huế.
8. Nguyễn Khắc Sâm (2016), “Nhận thức về một số giá trị của Thiên chúa giáo, Phật giáo trong quan niệm của Phan Bội Châu và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh trên lĩnh vực tôn giáo”, Sách: Vận dụng một số nội dung khoa học chính trị trong công tác Công an, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, tr. 119 - 132, Hà Nội.
|