1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Văn Tuấn 2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/10/1981 4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4023/QĐ-ĐHQGHN, ngày 27/11/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc đổi tên luận án lần 1, số 250A/QĐ-VNH, ngày 03/11/2014 và Quyết định đổi tên luận án lần 2, số 43/QĐ-VNH, ngày 27/2/2017; Quyết định về việc Gia hạn thời gian thực hiện luận án số 261/QĐ-VNH, ngày 16/11/2015; Quyết định chuyển chương trình đào tạo theo Quyết định số 175/QĐ-VNH, ngày 10/5/2016 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT.
7. Tên đề tài luận án: Biến đổi xã hội vùng ven đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trường hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013)
8. Chuyên ngành: Việt Nam học 9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Mai Quỳnh Nam
Hướng dẫn 2: PGS.TS Đoàn Minh Huấn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng thể, trên cơ sở tiếp cận phương pháp liên ngành và khu vực học về biến đổi xã hội vùng ven đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trường hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013).
- Luận án gợi ra các vấn đề thực tiễn cần quan tâm trong việc quy hoạch, hoạch định các chính sách phù hợp với cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, xã hội nông thôn, nông nghiệp truyền thống hội nhập với xã hội đô thị hiện đại.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nhận diện sâu sắc hơn đặc trưng biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu không gian văn hóa, xã hội vùng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa theo hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học.
- Luận án đã phát hiện ra nhiều điểm mới về sự tác động của đô thị hóa đến biến đổi biến đổi xã hội trên các cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng của cư dân vùng ven đô.
- Những kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận án còn góp phần nhận diện được đầy đủ và sâu sắc hơn về sự thích ứng, hòa nhập của cộng đồng dân cư ven đô trong quá trình đôt hị hóa, từ đó có thể biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế, điều đang rất cần trong thời kỳ chủ động hội nhập toàn diện với thế giới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án góp phần nghiên cứu về biến đổi xã hội trong bối cảnh đô thị hóa của một vùng theo cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, làm phong phú thêm những nghiên cứu về các khu vực/vùng trên lãnh thổ Việt Nam theo cách tiếp cận mới này.
- Những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của luận án cũng có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý, chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội nhằm phát triển vùng ven đô một cách bền vững.
- Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Biến đổi không gian cư trú của cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa;
- Vai trò của không gian công cộng đối với đời sống của người dân ở các khu đô thị vùng ven đô hiện nay;
- Sự tương tác văn hóa giữa người nhập cư và người bản địa trong quá trình đô thị hoá.
- Sự thích ứng của các hộ nông dân mất đất ở vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa;
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp huy động “vốn xã hội” cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực ngoại thành Hà Nội;
- Xây dựng văn hóa đô thị cho cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay;
- Vai trò của vùng ven đô đối với phát triển đô thị hiện nay;
- Bảo tồn và phát huy các giá trị kinh tế - xã hội của làng cổ vùng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
- Vấn đề an ninh lương thực vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
Bùi Văn Tuấn, Trần Thị Hiên, “Phát huy giá trị kinh tế - xã hội của di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”, Tạp chí Di sản Văn hóa, 1 (54) – 2016, ISSN: 1859-4956, tr.50-54.
Bùi Văn Tuấn, “Vốn xã hội trong quá trình đô thị hóa qua khảo sát một xã ven đô”, Tạp chí Nghiên cứu con người, ISSN 0328 - 1557; 5 (80) 2015, tr. 50-62.
Bùi Văn Tuấn, “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô HN trong quá trình đô thị hóa”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, ISSN 0866 - 8612; VoL.31, (5), 2015, tr.96-108.
Bùi Văn Tuấn, “Tác động của quá trình đô thị hóa đến nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội”, trong Kỷ yếu hôi thảo khoa học Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, Nguồn lực và Định hướng phát triển, Nxb Chính trị Hà Nội, 2015, tr.620 -629.
Bùi Văn Tuấn, “Biến đổi xã hội của cộng đồng dân tộc Thái ở khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, [Nghiên cứu trường hợp bản Nà Nong, Chiềng Lao, Mường La, Sơn La]”, trong Kỷ yếu hôi thảo khoa học Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững, Nxb Thế giới, 2015, tr.541-552.
Bùi Văn Tuấn, “Tác động của đô thị hóa đến các vấn đề xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay”, trong Kỷ yếu Hội Quốc tế Việt nam học lần thứ 4, Nxb KHXH, Hà Nội, 2014, tr.767-778.
Bùi Văn Tuấn, “Tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế, nghề của của người dân ven đô Hà Nội [nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, HN]”, trong Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên 9/2013, tr.770-782.
Bùi Văn Tuấn, “Gia đình trong quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô Hà Nội”, trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2012, tr. 424-433.
|