1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ferdinand Friedrichs
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24.5.1982
4. Nơi sinh: Berlin, CHLB Đức
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3175/QĐ-SĐH ngày 11/7/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên luận án.
7. Tên đề tài luận án: Contributions to Online Measurement Systems for the investigation of Wastewater Toxicity on Activated Sludge.
8. Chuyên ngành: Hoá môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Quang Trung, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Hướng dẫn phụ: TS. Wolfgang Genthe, Dự án AKIZ Việt Nam – LAR Process Analysers AG – CHLB Đức.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Độ nhạy của thí nghiệm ức chế hô hấp bùn hoạt tính có thể được tăng lên bằng cách thay đổi dung dịch dinh dưỡng, pH, nhiệt độ, nồng độ sinh khối, thời gian ủ và nồng độ ôxy trong thiết bị lên men.
- Việc thay thế dung dịch dinh dưỡng là nước thải tổng hợp bằng natri axetat làm tăng độc tính. Điều này có thế lý giải bằng việc tạo thành của phức chất kim loại nặng với các thành phần có trong nước thải tổng hợp, đặc biệt là peptone. Phức chất kim loại nặng – peptone có độc tính thấp hơn so với kim loại nặng khi có sự hiện diện của natri axetat.
- Một hệ thống theo dõi trực tuyến chất độc của nước thải lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Một loạt hoạt động đo đạc đánh giá ở bảy khu công nghiệp trong cả nước đã được tiến hành. Việc quan trắc đã chỉ ra rằng độc tính từ các hợp chất nitrit đã xảy ra ở năm trong tổng số các khu công nghiệp được tiến hành.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Với thiết bị phân tích trực tuyến BOC Biomonitor, một ứng dụng mới đã được phát triển để đo thành công hiện tượng ức chế hô hấp của bùn hoạt tính. Do đó, phạm vi ứng dụng của Biomonitor được tăng lên, có tầm quan trọng về kinh tế đối với các thiết bị phân tích LAR, với phát triển mới này hứa hẹn sẽ tác động tích cực đến doanh thu.
- Nghiên cứu này đã thành công trong việc tăng độ nhạy của thử nghiệp về ức chế hô hấp bùn hoạt tính. Cải tiến này rất phù hợp với việc phát triển một hệ thống cảnh báo sớm mà có thể phát hiện ra các dòng chảy độc hại ở WWTP sớm hơn và ở nồng độ thấp hơn.
- Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, thử nghiệm ức chế hô hấp bùn hoạt tính được tiến hành với việc sử dụng lần đầu tiên một điện cực ORP. Do đó, điện cực ORP có thể được ứng dụng như một đầu dò cho ức chế hô hấp bùn hoạt tính.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào việc nuôi cấy vi sinh vật thử nghiệp có độ nhạy cao hơn.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Rudolph K., Kreuter S., Genthe W., Friedrichs F., Dong P. H., Heinrich R., Long N. V.,The N. M. (2012), "Monitoring of indirect industrial discharges - Development of a monitoring strategy and first results of a monitoring survey in the drainage system of Tra Noc industrial zone in Vietnam", Vietnam Journal of Chemistry 51(2), pp. 224-232.
[2]. Friedrichs F., Rudolph K. U., Nguyen B. H.,Meinardi D. W. G., D. Q. Trung (2017), "Improving activated-sludge respiration-inhibition test sensitivity and verifying the results using a redox potential electrode", Water Science & Technology 75(2), pp. 247-254.
[3]. Friedrichs F., Rudolph K. U., Panning F., Huyen P. T., Genthe W.,Trung D. Q. (2016), "Occurrence of Nitrification Inhibition of Industrial Wastewater in Tra Noc Industrial Zone", Bach Khoa Publishing House, Proceedings of International Conference on Environmental, pp. 69-74.
[4]. Engineering and Management for Sustainable Development, Friedrichs F., Rudolph K. U., Panning F., Huyen P. T., Genthe W.,Trung D. Q. (2016), "Occurrence of Nitrification Inhibition in Vietnam’s Industrial Zones", VNU Journal of Science 32(3), pp. 159-168.
[5]. Friedrichs F., Rudolph K. U., Dong P. H., Genthe W., Long V. N., Meinardi D.,Trung D. Q. (2016), "Technical and Economical Optimization of Wastewater Systems Through Utilization of Real Time Monitoring", World Water 39(5), pp. 26- 29.
[6]. Friedrichs F. (2015), "Im Vergleich: Küvettentests und Hochtemperaturverfahren CSB-Analytik", LABO 11.
[7]. Friedrichs F. (2016), "Chemikalien frei CSB-Bestimmung im Labor (engl. COD determination without the use of chemical in a laboratory)", WWT 4(1), pp. 14-16.
[8]. Panning F., Genthe W., Friedrichs F.,Rudolph K. U. (2015), "AKIZ Best Practice Guide - Monitoring Concept", IEEM, pp. 85-100.
[9]. Friedrichs F., Genthe W. (2015), "AKIZ BPG - Laboratory Concept", IEEM, pp. 101-107.
|