1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hữu Thư
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/7/1959
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4642/QĐ-ĐHQHN ngày 20/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định chuyển chương trình đào tạo từ Chương trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam học đạt chuẩn quốc tế sang chương trình tiến sĩ Việt Nam học hệ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội theo Quyết định số 248/QĐ-VNH, ngày 11/7/2016 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT
- Gia hạn thời gian đào tạo 06 tháng theo Quyết định số 420/QĐ-VNH ngày 01/12/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Quyết định đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 90A/QĐ-VNH ngày 17/4/2017 của Viện trưởng Viện Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
7. Tên đề tài luận án: Cơ sở lý luận, thực tiễn về thành phố toàn cầu và vận dụng cho thành phố Hải Phòng.
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Vũ Minh Giang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thành phố toàn cầu gồm: khái niệm, hệ thống lý thuyết, phương pháp đánh giá, phân loại và xếp hạng các thành phố toàn cầu.
- Thông qua nghiên cứu về một số thành phố của Pháp, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á để thấy rõ mức độ kết nối, hội nhập và toàn cầu hóa của các thành phố này với khu vực và thế giới.
- Khái quát bức tranh tổng thể về quá trình ra đời và phát triển của thành phố Hải Phòng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, trong đó có đánh giá mức độ CNH, HĐH của thành phố sau 30 năm đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến 2015) với Bộ 15 tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Vận dụng phương pháp của GaWC để tính toán mức độ kết nối của Hải Phòng với thế giới.
- Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Hải Phòng để đưa ra khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của Hải Phòng theo hướng trở thành thành phố quốc tế trong điều kiện biến đổi toàn cầu.
- Bổ sung công cụ tính toán mức độ kết nối, mức độ toàn cầu hóa cho phương pháp nghiên cứu khu vực học hiện đại đối với các đô thị, thành phố trên thế giới.
- Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có nghiên cứu về đề tài thành phố toàn cầu nên luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức khoa học cho việc xây dựng và phát triển thành phố toàn cầu ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Ứng dụng cho việc lập quy hoạch và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị nhất là đối với các đô thị lớn.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Có thể ứng dụng kết quả của đề tài cho một số thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
(1) Phạm Hữu Thư (2013), Từng bước xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố quốc tế, Tạp chí Đối ngoại, số 6 (44) - 6/2013.
(2) Phạm Hữu Thư (2016), Các thành phố Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12/2016
(3) Phạm Hữu Thư (2016), Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tạp chí Cộng sản, số 120 (12/2016).
(4) Phạm Hữu Thư (2017), Các thành phố toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (108) - 3/2017
(5) Phạm Hữu Thư (2017), Xây dựng thành phố thông minh - Kết nối các chuỗi thành phố thông minh toàn cầu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “ Xây dựng thành phố thông minh (smart cities) đạt chuẩn các chỉ số thành phố thế giới, mục tiêu: an ninh, an sinh, an toàn”, tháng 2/2017.
|