1. Họ và tên NCS: Phạm Ngọc Hường
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/07/1974
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh
8. Chuyên ngành: Hán Nôm
9. Mã số: 62 22 01 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Khắc Thuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã sưu tầm, thống kê, nêu lên những đặc điểm, hiện trạng văn bản từ nội dung đến hình thức văn bia thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận án đã góp phần chỉ ra được các tư liệu văn bia có giá trị trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội từ nhân vật lịch sử, địa danh, văn học, hoạt động tổ chức bang hội người Hoa, hoạt động công tích từ thiện xây chùa, bệnh viện… đến các hoạt động giao thương, kinh tế, đất đai sản nghiệp… của thành phố Hồ Chí Minh
- Luận án đã chỉ ra được giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng, từ tín ngưỡng Phật giáo người Việt, người Hoa, tư tưởng Nho học, xây dựng trường học, thư viện... đến vấn đề truyền giáo, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu thánh mẫu, Quan thánh đế quân… của thành phố Hồ Chí Minh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Hán Nôm và những người có cùng mối quan tâm.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Mở rộng nghiên cứu nhiều vấn đề khác từ nội dung đến hình thức có liên quan đến văn bia Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):
[1] Phạm Ngọc Hường (2015), “Góp phần tìm hiểu người Hoa qua văn bia chữ Hán trong hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (11), tr.67 - 75.
[2] Phạm Ngọc Hường (2016), “Quách Đàm và hãng buôn Thông Hiệp qua một số tư liệu văn bia tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Hán Nôm (5), tr. 77 - 83.
[3] Phạm Ngọc Hường (2016), “Đặc điểm và hiện trạng văn bia chữ Hán tại thành phố Hồ Chí Minh”, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, Võ Văn Sen, Nguyễn Văn Hiệp (chỉ đạo biên soạn), NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.444 - 454.
[4] Phạm Ngọc Hường (2017), “Tiếp cận liên ngành trong bi ký học”, Tạp chí khoa học xã hội (1), tr.50 - 64.
[5] Phạm Ngọc Hường 范玉紅 (2017), “胡志明市碑刻中的 華人及其生平事蹟的介紹與探討” (Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các thương nhân người Hoa qua tư liệu văn bia tại Thành phố Hồ Chí Minh), 臺灣國文天地雜誌 (386) (Tạp chí Quốc văn thiên địa Đài Loan - The World of Chinese Language and Literature), tr.36 - 43.
|