1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/06/1988
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận NCS số: số 2999/2013/QĐ- XHNV- SĐH ngày 30 /12 /2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội .
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn thời gian học tập (6 tháng) theo quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Hành vi sống khỏe của người cao tuổi.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về hành vi sống khỏe, hành vi sống khỏe của người cao tuổi cụ thể: xác định được khái niệm, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò ảnh hưởng của yếu tố chủ quan (lo lắng, niềm tin, suy nghĩ tích cực) đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe của người cao tuổi. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy bên cạnh yếu tố chủ quan, thì đối với người cao tuổi, hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe. Đây là phát hiện mới bổ sung cho các luận điểm lý thuyết nghiên cứu về hành vi sống khỏe ở người cao tuổi.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng tỏ hành vi sống khỏe của người cao tuổi như biểu hiện hành vi sống khỏe, các nhóm hành vi sống khỏe gồm: hành vi tích cực hướng đến giao lưu và duy trì lạc quan; hành vi tích cực hướng đến giải trí và chăm sóc sức khỏe; hành vi tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi, và tác động của hành vi sống khỏe đến sức khỏe người cao tuổi. Hỗ trợ xã hội được người cao tuổi đánh giá cao trong việc thực hiện hành vi sống khỏe của họ. Bằng việc nghiên cứu những trường hợp người cao tuổi có hành vi sống khỏe điển hình đã cung cấp thêm những thông tin định tính về vấn đề này, cụ thể mỗi người cao tuổi có điều kiện, hoàn cảnh sống, tình trạng sức khỏe khác nhau có cách thức thực hiện hành vi sống khỏe không giống nhau. Hành vi sống khỏe của người cao tuổi được xem là một yếu tố có tác động mạnh đến sức khỏe của người cao tuổi.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn tâm lý học sức khỏe cho người cao tuổi, môn công tác xã hội đối với người cao tuổi nhằm giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích trong những năm tháng tuổi già.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những nghiên cứu trong tương lai tập trung nghiên cứu nhằm phát hiện thêm biểu hiện hành vi sống khỏe của những người cao tuổi có nhóm bệnh khác nhau (nhóm mắc bệnh tim mạch, bệnh khớp, bệnh tiểu đường, dạ dày…); nghiên cứu tìm hiểu sự khác nhau về hành vi sống khỏe giữa người cao tuổi với những người trẻ tuổi.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Thanh (2015), “Quan niệm của người cao tuổi về cái chết”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr.77-86.
2. Trần Thị Thanh (2017), “Hành vi chăm sóc sức khỏe tinh thần của người cao tuổi”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (SĐB 01), tr.241-247.
3. Trần Thị Thanh (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (SĐB 05), tr.136-144.
4. Trần Thị Thanh (2017), “ Hành vi sống khỏe của người cao tuổi”, Kỷ yếu tóm tắt hội thảo quốc tế tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất: Hạnh phúc con người và phát triển bền vững, tr 90.
|