1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Khổng Hữu Lực
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06/10/1977
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 929/QĐ-ĐT ngày 31/10/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, được giao đề tài tiến sĩ: “Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng trong bối cảnh mới”, tại QĐ số 134 /QĐ-ĐT ngày 24/02/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài thành: “Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng”, tại Quyết định số 144/QĐ-ĐT ngày 29/02/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng
8. Chuyên ngành: Quản lí giáo dục 9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đức Ngọc; PGS. TS. Mạc Văn Tiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lí thuyết về QLCL trong ĐT, vận dụng vào việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL, góp phần phát triển lí luận về quản lí đào tạo và quản lí QTĐT các nghề về CNTT tiếp cận ĐBCL, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực về CNTT.
Về mặt thực tiễn: Xây dựng khung lý thuyết về quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL, bao gồm: khung tham chiếu các nội dung quản lí, các quy trình thực thi nội dung công việc theo khung tham chiếu, … trong QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ.
Đề xuất một số giải pháp, nhóm giải pháp thiết thực trong việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng, bao gồm: nhóm giải pháp về nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng; nhóm giải pháp về quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng tiếp cận ĐBCL.
Tổ chức thử nghiệm thành công một số giải pháp về quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng để quản lý quá trình đào tạo nghề, đặc biệt là hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ để đánh giá, đo lường một cách chi tiết toàn bộ quá trình ĐBCL trong ĐT nghề CNTT.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Khổng Hữu Lực (2014), “Quản lí quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục, số 311, kỳ 1 tháng 2/2014, trang: 18, 19, 22.
2. Khổng Hữu Lực (2014), “Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 5/2014, trang: 15-17.
3. Khổng Hữu Lực, Đặng Cẩm Sương, Nguyễn Danh Nguyên (2015), “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo đánh giá của người sử dụng lao động đối với chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục, số 357, kỳ 1 tháng 5 – 2015, trang: 9, 10, 13.
4. Khổng Hữu Lực, Phạm Vũ Quốc Bình (2016), “Đảm bảo chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 367, kỳ 2 tháng 2/2016, trang: 7-9.
5. Khổng Hữu Lực, Phạm Xuân Khánh (2016), “Tác động của mối quan hệ dạy nghề - doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 39, tháng 12/2016, trang: 1-3.
6. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, tên đề tài “Các giải pháp thu hút học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn hà Nội vào học nghề nhằm góp phần cân đối nguồn nhân lực”, mã số: 01X-12/5-2015-2
7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, tên đề tài “Giải pháp thực hiện luật giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018, định hướng 2030”, mã số 1X-12/6-2016-2.
8. Chủ nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tên đề tài “Đào tạo theo mô hình tích lũy chứng chỉ tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội”, mã số ĐTKH/02.2017
|