1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Trinh
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06 -07 -1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/09/ 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu lan truyền dầu ở Biển Đông phục vụ cảnh báo và tìm kiếm nguồn thải.
8. Chuyên ngành: Hải Dương học
9. Mã số: 62 44 02 28
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học
Hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Minh Huấn.
Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Phùng Đăng Hiếu.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Hệ thống hoá các công trình nghiên cứu đã được công bố về lan truyền và biến đổi dầu tràn trong môi trường biển; về khả năng tìm kiếm nguồn thải. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng và nguy cơ khả năng gây ra sự cố tràn dầu trên khu vực Biển Đông.
- Nghiên cứu xác định về cơ sở lý thuyết bài toán lan truyền và biến đổi dầu theo hai chiều không gian ngang, xuôi – ngược thời gian trong môi trường biển với sự tham gia của các quá trình vật lý, phong hoá và biến đổi tính chất dầu bằng phương pháp tiếp cận Euler.
- Nghiên cứu xác định bộ tham số cho bài toán mô phỏng với các quá trình bình lưu, khuếch tán, bay hơi, nhũ tương hoá, hoà tan, phân tán thẳng đứng, hấp thụ trầm tích và tương tác với bờ biển được cải tiến, và các quá trình ô-xy hoá, phân huỷ sinh học và biến đổi tính chất dầu (mật độ, độ nhớt, biến đổi thể tích, sức căng bề mặt, chỉ số API) được kế thừa.
- Xây dựng được mô hình số tính toán lan truyền và biến đổi dầu tràn theo phương pháp tiếp cận Euler. Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm mô phỏng sự cố tràn dầu trên biển năm 2007 và 2008 tại khu vực Biển Đông với mô phỏng xuôi thời gian và mô phỏng truy tìm vị trí nguồn thải dầu ngược thời gian.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu này có thể đưa vào ứng dụng thực tiễn trở thành một công cụ hỗ trợ trong công tác quản lý và ứng phó sự cố tràn dầu, nhằm tăng cường bảo vệ môi trường tốt hơn và định hướng khả năng xác định tìm kiếm nguồn gốc sự cố sau khi đã xảy ra.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu cụ thể với từng loại dầu được vận chuyển và khai thác tại khu vực Biển Đông.
- Nghiên cứu phát triển thành mô hình mô phỏng ba chiều.
- Nghiên cứu phát triển mở rộng cho các lan truyền vật chất khác
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, Phùng Đăng Hiếu, Dư Văn Toán, (2013), “Mô phỏng lan truyền dầu trong sự cố tràn dầu trên vịnh Bắc Bộ bằng mô hình số trị”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. 29(1S), tr. 168-178.
[2]. Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, Dư Văn Toán, Phạm Văn Tiến (2014), “Quy chuẩn hệ cao độ phục vụ lồng ghép bản đồ lục địa và bản đồ biển”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học ngành địa hình quân sự lần thứ 4, Hà nội, tháng 09/2014
[3]. Nguyễn Minh Huấn, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Văn Tiến, Phùng Đăng Hiếu, Nguyễn Quốc Trinh (2015), “Nghiên cứu mô phỏng dòng chảy, nhiệt độ và độ muối ba chiều khu vực Biển Đông bằng mô hình POM”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. 31(3S), tr. 225-234.
[4]. Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, Phùng Đăng Hiếu, Nguyễn Quang Vinh (2015), “Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển”, Tạp chí Dầu khí, 04, tr. 51-59.
[5]. Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, Phùng Đăng Hiếu, Nguyễn Quang Vinh (2015), “Đánh giá quá trình vật lý dầu tràn trong môi trường biển”, Tạp chí Dầu khí, 12, tr. 51-60.
[6]. Nguyễn Quốc Trinh (2017), “Nghiên cứu và phát triển mô phỏng lan truyền và biến đổi dầu tràn tại khu vực Biển Đông”, Tạp chí Dầu khí, 8, tr 51-59.
[7]. Nguyen Quoc Trinh (2017), “Research and development to oil spill simulation backward in time at East Vietnam Sea”, Proceeding of the third international Conference on Estuarine Coastal and Shelf Studies – ECS 2017, 07-10 November 2017, Ho Chi Minh City, Vietnam, pp. 405-424.
|