1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM QUỲNH CHINH
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/09/1981
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
9. Mã số: 62 22 85 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Văn Thịnh
PSG. TS. Ngô Thị Phượng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án chỉ ra những biến đổi và vấn đề đặt ra từ thực trạng biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến nay. Cụ thể:
- Luận giải từ góc độ triết học sự biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng trên một số phương diện cơ bản như: phong tục - tập quán; văn hóa - nghệ thuật; tổ chức quản lý làng xã, từ đó, phân tích những vấn đề đặt ra đối với văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế biến đổi tiêu cực của văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về văn hóa làng và thực tiễn biến đổi của văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến văn hóa, văn hóa làng, nông thôn Việt Nam ở các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Văn hóa làng xã Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Phạm Quỳnh Chinh (2010), “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lối sống của nông dân Việt Nam (Trường hợp nghiên cứu tỉnh Ninh Bình)”, Đề tài cấp Đại học quốc gia, Mã số QG.2010.27 (2010 - 2012), tham gia.
- Phạm Quỳnh Chinh (2015), “Phát huy giá trị của hương ước với xây dựng tính tự quản trong nông thôn mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (231), tr.107-108.
- Phạm Quỳnh Chinh (2016), “Sự tương đồng và khác biệt giữa làng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục lý luận (253), tr.55-58.
- Phạm Quỳnh Chinh (2017), “Công xã nông thôn phương Đông trong nghiên cứu của C.Mác”, Tạp chí Triết học (4), tr.64-71.
|