1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vương Diệu Linh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/11/1988
4. Nơi sinh: Bungaria
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn 255/QĐ-ĐHKHTN, 1032/QĐ-ĐHKHTN
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu hiện tượng methyl hóa vùng promoter gen GSTP1 trong quá sản lành tính và ung thư tuyến tiền liệt”
8. Chuyên ngành: Di truyền học 9. Mã số: 62420121
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thương Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên xây dựng và tối ưu hóa được điều kiện phản ứng MS-PCR để phát hiện promoter gen GSTP1 bị methyl hóa ở bệnh nhân quá sản lành tính và ung thư tuyến tiền liệt; xác định được tỷ lệ methyl hóa promoter gen GSTP1 ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và quá sản lành tính chiếm 66,1 % và 10,8 %. Độ nhạy phát hiện methyl hóa promoter gen GSTP1 ở bệnh nhân quá sản lành tính và ung thư tuyến tiền liệt qua phản ứng MS-PCR là 0,15 %.
- Sự sai khác có ý nghĩa giữa methyl hóa promoter gen GSTP1 với ung thư tuyến tiền liệt, p < 0,05.
- Kết hợp kỹ thuật lai điểm với kỹ thuật MS-PCR để tăng độ nhạy (0,01 %), đảm bảo độ đặc hiệu của kỹ thuật MS-PCR trong việc phát hiện methyl hóa ở promoter gen GSTP1 trên bệnh phẩm quá sản lành tính và ung thư tuyến tiền liệt.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Methyl hóa DNA là biến đổi phân tử xảy ra ở giai đoạn sớm của quá trình phát sinh ung thư, vì vậy mức độ methyl hóa DNA được xem là dấu chuẩn sinh học hỗ trợ chẩn đoán sớm, tiên lượng và điều trị đích trong ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ hai và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 6 ở nam giới. Trong số các gen bị methyl hóa liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt, GSTP1 được nghiên cứu nhiều nhất. PCR đặc hiệu methyl (MS-PCR) là kỹ thuật đơn giản, độ nhạy, chi phí thấp, không yêu cầu các trang thiết bị đặc biệt, vì vậy MS-PCR phù hợp trong sàng lọc methyl hóa DNA ở hầu hết các phòng thí nghiệm. Khắc phục những hạn chế của MS-PCR, đồng thời tăng độ nhạy và độ đặc hiệu, kỹ thuật lai điểm đặc hiệu methyl (MS-DBA) có ưu điểm vượt trội trong phân tích nhiều dấu chuẩn methyl hóa DNA, từ đó thúc đẩy ứng dụng dấu chuẩn này trong chẩn đoán lâm sàng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Áp dụng kỹ thuật MS-PCR phát hiện dấu chuẩn methyl hóa gen GSTP1 ở các mẫu dịch của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và quá sản lành tính (máu, nước tiểu…).
- Bổ sung thêm các dấu chuẩn trong nghiên cứu methyl hóa DNA trên ung thư tuyến tiền liệt như dấu chuẩn methyl hóa trên gen RASSF1A, APC, MDR1...
- Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật lai điểm bằng việc thiết kế đầu dò đa đích phát hiện đồng thời sản phẩm MS-PCR của panel dấu chuẩn methyl hóa DNA.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Vương Diệu Linh, Tạ Văn Tờ, Đặng Bảo Châu, Võ Thị Thương Lan (2012), “Nghiên cứu hiện tượng methyl hóa promoter gen GSTP1 ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến tại bệnh viện K”, Tạp chí ung thư học Việt Nam 1, 224-229.
[2] Nguyễn Thu Trang, Đoàn Thị Hồng Vân, Vương Diệu Linh, Tạ Văn Tờ, Tạ Bích Thuận, Võ Thị Thương Lan (2014), “Áp dụng kỹ thuật lai điểm (dot blot) để phát hiện sản phẩm MSP đặc hiệu cho GSTP1 bị methyl hóa ở bệnh phẩm ung thư tuyến tiền liệt”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 71-76, ISSN 1859-2872.
[3] Lan VT, Trang NT, Van DT, Thuan TB, To TV, Linh VD, Uyen NQ (2015), “A methylation-specific dot blot assay for improving specificity and sensitivity of methylation-specific PCR on DNA methylation analysis”, Int J Clin Oncol. 20(4), 839-45.
[4] Thi Thuong Lan Vo, Bich Thuan Ta, Van To Ta, Dieu Linh Vuong and Quynh Uyen Nguyen (2016), “Promoter methylation profile of GSTP1 and RASSF1A in prostate cancer and benign hyperplasia in Vietnamese men”, Turkish Journal of Medical 46(1), 228-35.
|