1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/06/1978
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Gia hạn thời gian nghiên cứu theo Quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên luận án: Phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân dân (trên ngữ liệu báo Nhân dân giai đoạn 1964-1975).
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 62 22 02 40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Luận án đã khảo sát, phân loại và miêu tả cấu trúc hình thức của diễn ngôn xã luận, cách thức tổ chức thông điệp của diễn ngôn như là một chiến lược giao tiếp, với các đặc điểm điển hình từ cấu trúc hình thức đến cấu trúc tổ chức ngữ nghĩa.
- Luận án cũng phân tích ngữ cảnh sử dụng và lí giải chức năng như là động lực dụng học quan trọng thực hiện chức năng liên nhân, tư tưởng, văn bản của diễn ngôn xã luận.
- Luận án chỉ ra các loại quan hệ, mạng quan hệ lập luận trong diễn ngôn xã luận thông qua những phương thức ngôn ngữ điển hình mang tính thể loại để phản ánh, chuyển tải và tác động đến người nhận nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án về chủ đề, cấu trúc chủ đề và cách tổ chức/phân tích mạng quan hệ chủ đề có thể giúp các phóng viên, biên tập viên có một cái nhìn hệ thống và tổng thể khi tổ chức, phân tích, xử lí, điều chỉnh văn bản ở mọi tầng bậc, mọi thể loại trở nên có hệ thống, logic, mạch lạc và khoa học.
- Kết quả phân tích cách thức tổ chức và các phương tiện ngôn ngữ thể hiện chức năng tác động, liên nhân của thể loại diễn ngôn nghị luận chính trị xã hội góp phần phục vụ công tác quản lí báo chí, xuất bản; hỗ trợ các cơ quan quản lí báo chí, xuất bản trong việc định hướng chiến lược sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng; vào việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ nghề nghiệp đối với các nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà báo, nhà giáo,...
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tư tưởng - ngôn ngữ trong diễn ngôn xã luận nói riêng, báo chí chính luận nói chung;
- Nghiên cứu bình diện tổ chức cấu trúc và nội dung của tiêu đề diễn ngôn nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất;
- So sánh/đối chiếu diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân với các thể loại báo chí khác và cả thể loại xã luận trong báo chí hiện đại.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Hồng Nga (2013), “Về phương thức biểu hiện mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong một số truyện ngắn hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (8), tr.17-23.
2. Nguyễn Thị Hồng Nga (2016), “Về hiện tượng lập luận trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội: Hà Nội, tr.358-367. ISBN 978-604-62-6689-1.
3. Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực (qua đặc điểm tiêu đề diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân năm 1965)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (5), tr.63-67.
4. Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “Diễn ngôn xã luận nhìn từ bình diện liên nhân (từ một số diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1965-1975)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (8), tr.26-31.
|