1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ CẨM VÂN
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/03/1984
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/09/2011của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5585/QĐ- ĐHKHTN ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN về việc điều chỉnh tên đề tài và cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu tỉnh Sơn La.
8. Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường 9. Mã số: 62850101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS. TS. Nguyễn Cao Huần
Hướng dẫn phụ: TS. Trần Thị Mai Hoa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ được sự phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng địa lý với đặc điểm riêng về điều kiện và tài nguyên du lịch tạo cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Xác định được mức độ thuận lợi và định hướng ưu tiên phát triển du lịch đối với các tiểu vùng địa lý theo 3 loại hình du lịch chính: (1) du lịch homstay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng, (2) du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, (3) du lịch mạo hiểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết quả nghiên cứu, bản đồ chuyên đề của luận án là những tài liệu khoa học có giá trị đối với các nhà quản lý khi đưa ra các quyết định quy hoạch, sử dụng lãnh thổ theo hướng bền vững.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Mộc Châu theo hướng tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch; so sánh sức cạnh tranh với các điểm du lịch trong khu vực
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thẩm Thu Hà, Nguyễn Công Thảo, Phạm Thị Cẩm Vân (2013), “Nhân học sinh thái ở Việt Nam: hai giai đoạn, một chặng đường”, Tạp chí Dân tộc học, 3, tr. 52-61.
[2] Nguyễn Công Thảo, Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thẩm Thu Hà (2013), “Nghiên cứu môi trường dưới góc độ nhân học ở phương Tây và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội, 9, tr. 92-104.
[3] Phạm Thị Cẩm Vân (2016), “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9, tháng 12/2016, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 1133-1137.
[4] Phạm Thị Cẩm Vân (2017), “Tiếp cận sinh thái học nhân văn trong nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia Những vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc, tộc người ở nước ta hiện nay: lý luận và thực tiễn, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 1109-1119.
[5] Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Mai Hoa (2017), “Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu du lịch sinh thái huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, 2, tr. 12-19.
[6] Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thẩm Thu Hà (2017), “Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của các tộc người ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Dân tộc học, 5, tr. 28-47.
|