1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Hữu Hiệp
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/11/1980
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Địa động lực bể trầm tích Kainozoi Sông Hồng và triển vọng dầu khí liên quan
8. Chuyên ngành: Địa chất học
9. Mã số: 62440201
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TSKH Phan Văn Quýnh
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Tạ Trọng Thắng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Liên kết tài liệu trên đất liền và thềm lục địa nhằm hệ thống hóa các đứt gãy lớn trong toàn phạm vi bể Sông Hồng;
- Khẳng định vai trò khống chế toàn bộ bể trầm tích của đứt gãy Sông Chảy và Sông Lô; khẳng định vai trò của đứt gãy Vĩnh Ninh khống chế phạm vi ảnh hưởng các pha nghịch đảo kiến tạo vào cuối Oligoxen và cuối Mioxen;
- Xác định qui luật phân bố, hình thành theo không gian và thời gian các dạng bẫy nếp uốn trong Mioxen;
- Xác định mối quan hệ giữa các giai đoạn trượt bằng dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng với việc hình thành nên các bẫy dầu khí có triển vọng về dầu (giai đoạn đầu) và khí (giai đoạn sau) cũng như sự ảnh hưởng của các pha, giai đoạn kiến tạo tới các yếu tố chứa, chắn, di dịch và phá hủy.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Góp phần đánh giá toàn diện hơn về tiềm năng dầu khí bể trầm tích Sông Hồng;
- Góp phần định hướng công tác tìm kiếm thăm dò.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Hoàng Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Nam (2014), “Đặc điểm hình thái, cơ chế động học của đới đứt gãy trung tâm miền võng Hà Nội và sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành-phá hủy bẫy cấu trúc dầu khí trong Kainozoi”, Tạp chí Dầu khí, (9/2014), tr. 26-32.
[2]. Hoàng Hữu Hiệp (2014), “Một vài nhận định về tiềm năng dầu khí khu vực bắc Bể Sông Hồng trên quan điểm kiến tạo-địa động lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 30(2S), tr. 111-121.
[3]. Phan Văn Quýnh, Tạ Trọng Thắng, Nguyễn Đình Nguyên, Hoàng Hữu Hiệp (2002), “Đới biến dạng Ailaoshan-Calimantan đoạn Trung bộ Việt Nam và vai trò của chúng trong thành tạo các bể dầu khí Kainozoi”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa học tự nhiên và Công nghệ, XVIII(3), tr. 49-57.
[4]. Phan Văn Quýnh, Hoàng Hữu Hiệp (2004), “Một số đặc điểm kiến tạo đứt gãy và chuyển động hiện đại miền Tây Bắc Bộ”, Tạp chí Địa chất, A(285), tr. 14-22.
[5]. Phan Văn Quýnh, Hoàng Hữu Hiệp (2004), “Hiệu ứng biến dạng trượt bằng-cơ chế hình thành các bể trầm tích Kainozoi chứa dầu khí thềm lục địa Đông Dương”, Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học Trường Đại học Mỏ Địa chất, Quyển 5, tr. 64-70.
[6]. Phan Văn Quýnh, Hoàng Hữu Hiệp (2005), “Vai trò chuyển động kiến tạo Himalaya trong việc hình thành và biến đổi cấu trúc khối trồi trượt Đông Dương”, Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học Địa chất kỷ niệm 60 năm thành lập ngành địa chất Việt Nam, tr. 193-200.
[7]. Phan Văn Quýnh, Hoàng Hữu Hiệp (2008), “Cấu trúc kiến tạo và đặc điểm địa động lực bể Sông Hồng”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học Công nghệ, Viện Dầu khí Việt Nam 30 năm phát triển và hội nhập, Quyển 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 120-132.
[8]. Tạ Trọng Thắng, Phan Văn Quýnh, Hoàng Hữu Hiệp, Nguyễn Đăng Túc (2002), “Vai trò kiến sinh của đới đứt gãy Sông Hồng đối với miền Tây Bắc và biểu hiện vận động hiện đại của nó”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa học tự nhiên và Công nghệ, XVIII(3), tr. 58-68.
|