1. Họ và tên NCS: CHU THANH VÂN
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/03/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 31/12/2014.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 2226/QĐ-XHNV ngày 08/07/2016 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
7. Tên đề tài luận án: Chính sách của Anh đối với EU từ 1992 đến 2016
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy & PGS.TS Bùi Hồng Hạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể và đạt được các kết quả chính như sau:
- Đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chính sách đối ngoại của Anh đối với EU giai đoạn 1992-2016.
- Đã nghiên cứu làm rõ các đặc điểm của chính sách đối ngoại của Anh đối với EU trong giai đoạn này.
- Đã đánh giá kết quả và tác động của các chính sách đối ngoại Anh đối với EU và đối với Anh giai đoạn 1992-2016.
- Đã nghiên cứu triển vọng chính sách của Anh với EU và tác động của những chính sách này tới mối quan hệ Anh-EU trong thời gian tới.
- Đưa ra khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với hai đối tác quan trọng là Anh và EU thời kỳ hậu Brexit.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về Châu Âu và chính sách đối ngoại.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chính sách của Anh đối với EU giai đoạn hậu Brexit; quan hệ của Anh đối với một số nước châu Âu sau Brexit.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
· Chu Thanh Vân (2014), “Xcốt-len ở lại Anh, còn Anh có ở lại EU?”, Tạp chí Đối Ngoại (10+11), tr. 31-34.
· Chu Thanh Vân (2015), “Cục diện EU đầu năm 2015: Tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ?”, Tạp chí Đối Ngoại (3), tr. 25-28.
· Chu Thanh Vân (2015), “Thấy gì qua cuộc tổng tuyển cử 2015 ở Anh?”, Tạp chí Đối Ngoại (6), tr. 25-29.
· Chu Thanh Vân (2015), “Nước Anh đối phó với khủng hoảng bằng học thuyết kinh tế chính trị nào?”, Tạp chí Đối Ngoại (11), tr. 40-43.
· Chu Thanh Vân (2016), “Brexit: Sự thắng thế của Chủ nghĩa Dân túy”, Tạp chí Đối Ngoại (8), tr. 38-41.
· Chu Thanh Vân (2016), “Hậu Brexit: Tương lai không chắc chắn của Anh, EU và sự bấp bênh của chủ nghĩa Khu vực toàn cầu”, Tạp chí Đối Ngoại (11), tr. 43-46.
|