1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/2/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
Số 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28/12/2012, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định 4617/QĐ-XHNV-SĐH.ngày29/12/2016, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH 2012-X
Quyết định 1290/QĐ-XHNV-SĐH.ngày29/05/2017, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Phương Anh như sau
- Tên đề tài cũ: Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam 1930 - 1954.
- Tên đề tài mới: Hướng đạo sinh Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
7. Tên đề tài luận án: Hướng đạo sinh Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
9. Mã số: 62 22 0313
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khánh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã tập hợp và hệ thống hóa được một khối lượng sử liệu phong phú, hữu ích đối với việc bổ sung nhận thức về một vấn đề lịch sử chưa được quan tâm nhiều và là vần đề còn bị bỏ ngỏ, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về nội dung nghiên cứu của luận án.
- Đã phục dựng được và trình bày khá chi tiết về lịch sử của phong trào Hướng đạo và tổ chức, hoạt động của Hội Hướng đạo Việt Nam từ khi thành lập đến năm 1954.
- Trên cơ sở phân tích luật Hướng đạo, tổ chức Hướng đạo, các phương thức và nhất là cấc hoạt động Hướng đạo cụ thể, luận án đã chỉ ra được đặc điểm, tính chất của phong trào Hướng đạo sinh ở Việt Nam.
- Luận án đã đánh giá được vai trò và đóng góp của các Hướng đạo sinh và tổ chức Hội Hướng đạo Việt Nam trong việc giáo dục lòng yêu nước, sự tháo vát, nhanh nhẹn, sẵn sàng làm tốt mọi nhiệm vụ được phân công, thể hiện rõ nhất quá trình tham gia vào cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp (1946- 1954).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu thêm, bổ sung thêm cho nội dung lịch sử cách mạng và lịch sử dân tộc trong thời kì 1930 - 1954
- Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà giáo dục và hoạt động xã hội nghiên cứu và đúc rút các kinh nghiệm giáo dục cho thanh thiếu niên Việt Nam.
- Luận án là tài liệu mới có thể tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lịch sử.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hướng đạo Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Hướng đạo sinh Việt Nam từ sau khi đất nước được thống nhất (1975)
- Hướng đạo sinh Việt Nam từ sau thời kì Đổi mới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
|