1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thu Hà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/09/1982
4. Nơi sinh: Huyện Giao Thuỷ, Tỉnh Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4974/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Kéo dài thời hạn học tập 12 tháng theo Quyết định số 112/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời hạn học tập 12 tháng.
- Điều chỉnh tên đề tài từ “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn tại Việt Nam” sang “Nghiên cứu cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn Việt Nam: Nghiên cứu điểm tại Cà Mau” để làm rõ hơn nội dung và phạm vi nghiên cứu theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 23/12/2017.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn Việt Nam: Nghiên cứu điểm tại Cà Mau
8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
9. Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
2. PGS.TS. Hà Thị Mừng – Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã hệ thống hoá, bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đối với rừng ngập mặn (RNM) tại Việt Nam;
- Lần đầu tiên xem xét toàn diện bối cảnh thực hiện chi trả DVMTR đối với RNM, qua đó, xác định được hiện tại chỉ có 2 loại DVMTR gồm: bảo vệ cảnh quan và hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản là có triển vọng triển khai được chi trả DVMTR;
- Lần đầu tiên xây dựng và đề xuất được 2 phương án chi trả DVMTR cho mô hình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau dựa trên các phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Vận dụng các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các cơ chế chi trả DVMTR trên thế giới và tại Việt Nam, luận án đã nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế chi trả DVMTR đối với dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản của RNM qua mô hình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau. Cơ chế này được xây dựng dựa trên các yếu tố định lượng liên quan đến việc cung ứng và sử dụng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về công bằng, hướng nghèo và giám sát được nhằm đảm bảo cho cơ chế được vận hành một cách hiệu quả và ổn định trong thực tế.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về khả năng triển khai cơ chế chi trả DVMTR đối với các HST RNM đại diện cho RNM tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
- Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế chi trả DVMTR đối với các dịch vụ tiềm năng khác của RNM gồm: dịch vụ hấp thụ các-bon và dịch vụ phòng hộ ven biển.
- Nghiên cứu khả năng áp dụng cơ chế chi trả DVMTR đối với dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản qua mô hình nuôi cua, nghêu (ngao) sinh thái có chứng nhận quốc tế ở các địa phương khác trên cả nước.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Thu Hà (2014), “Giá trị các dịch vụ hệ sinh thái tại Cà Mau”, Báo cáo kỹ thuật thuộc dự án: Dịch vụ Hệ sinh thái, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, Việt Nam.
2. Tran Thi Thu Ha (2015), “Economic valuation of ecosystem services to develop PFES mechanism on cold-water fish farming (Aquaculture) in Lao Cai Province”, in Economic valuation of ecosystem services to develop payment for forest environmental service mechanism on Aquaculture in Lao Cai, Thua Thien Hue and Ca Mau provinces, Core Environment Program, ADB, Bangkok.
3. Tran Thi Thu Ha (2015), “Economic valuation of ecosystem services to develop payment for forest environmental service mechanism on aquaculture in Ca Mau province”, in Economic valuation of ecosystem services to develop payment for forest environmental service mechanism on Aquaculture in Lao Cai, Thua Thien Hue and Ca Mau provinces, Core Environment Program, ADB, Bangkok.
4. Trần Thị Thu Hà (2016), “Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr.122-126.
5. Trần Thị Thu Hà (2016), “Nghiên cứu chi phí và lợi ích của các bên liên quan tham gia vào chương trình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr. 127-133.
|