1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thu Hằng
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/05/1982
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1691/QĐ-SĐH ngày 07/5/2009 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh số 255/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/02/2015 của Hiệu Trưởng trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Quyết định trả nghiên cứu sinh về địa phương hoặc cơ quan công tác số 5033/QĐ-ĐHKHTN ngày 30/12/2016 của Hiệu Trưởng trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Cơ chế kiến tạo – địa động lực hình thành các bồn trũng Đệ tam khu vực Tư Chính – Vũng Mây
8. Chuyên ngành: Địa chất học
9. Mã số: 62440201
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: - PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng; PGS.TS. Nguyễn Trọng Tín
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được các đứt gãy chính đóng vai trò hình thành các bồn trũng Đệ Tam trong Đệ Tam là đứt gãy Biển Đông 2, đứt gãy Đá Lát, đứt gãy Huyền Trân, đứt gãy Tư Chính, đứt gãy Phúc Nguyên và đứt gãy Vũng Mây.
- Xác định được 3 tầng cấu trúc: tầng cấu trúc dưới được hình thành từ các trầm tích Oligocen - Miocen sớm, tầng cấu trúc giữa bao gồm các trầm tích Miocen giữa, tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích Miocen muộn và Pliocen. Các tầng cấu trúc trên được đánh dấu bằng các bất chỉnh hợp.
- Xác định được 3 bồn trầm tích trong khu vực nghiên cứu hình thành theo cơ chế căng dãn tạo rift trong giai đoạn Oligocen - Miocen sớm và bị nén ép trong giai đoạn Miocen giữa, đến giai đoạn Miocen muộn – Pliocen, khu vực nghiên cứu chịu tác động của lún chìm nhiệt sau tách dãn.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Xác định được các cấu trúc kiến tạo có tiềm năng chứa dầu, khí trong khu vực nghiên cứu.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động núi lửa xảy ra trong Pliocen – Đệ Tứ ảnh hưởng đến cấu trúc kiến tạo Kainozoi trong khu vực nghiên cứu.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Văn Vượng (2014), “Đặc điểm các giai đoạn hoạt động kiến tạo khu vực Tư Chính – Vũng Mây trong Kainozoi”, Tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, 30(2S), tr.202-213.
[2]. Tran Nghi, Pham Thi Thu Hang, Đinh Xuân Thanh, Nguyen The Hung, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Thị Tuyen, Tran Thi Dung, Pham Bao Ngoc, Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Phuong Thao (2015), “Sequence stratigraphy and enviroment of Tu Chinh – Vung May area in Vietnam continental shelf”, Tạp chí địa chất, B(43), pp.65-76.
[3] Trần Nghi, Trần Thị Dung, Nguyễn Tú Anh, Chu Văn Ngợi, Trần Hữu Thân, Nguyễn Thị Tuyến, Phạm Thị Thu Hằng (2014), “ Nghiên cứu địa tầng phân tập khu vực Tư Chính – Vũng Mây”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam,19, tr. 58- 64.
[4]. Trần Nghi, Chu Văn Ngợi, Trần Thị Dung, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Phạm Thị Thu Hằng, Trần Hữu Thân, Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn Tư Chính – Vũng Mây trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và hoạt động kiến tạo”, Tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, 30(2S), tr. 101-110.
[5]. Trần Nghi, Trần Hữu Thân, Chu Văn Ngợi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Duy Tuấn, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Tuyến (2014). “Biến dạng các bồn thứ cấp trong Kainozoi khu vực bồn Phú Khánh và triển vọng dầu khí liên quan”, Tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, 30(2S), tr. 1-11.
[6] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Trần Hữu Thân, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Tuấn, Trần Thị Dung (2013), “Trầm tích luận hiện đại trong phân tích các bồn Kainozoi vùng biển nước sâu Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, A(336-337), tr.13-23.
[7]. Tran Nghi, Tran Huu Than, Chu Van Ngoi, Tran Thi Dung, Nguyen Thi Phuong Thao, Pham Thi Thu Hang, Tran Van Son (2013),“Lithofaces analysis and reconstruction of deformation types of Cenozoic sediments of Phu Khanh basin”, VNU journal of Earth and Environmental Sciences, 29(1), pp. 45-56.
|