1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Cẩm Phượng
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: Ngày 02 tháng 9 năm 1987
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5772 / QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định chuyển chương trình đào tạo số 267/ QĐ – VNH ngày 17 tháng 11 năm 2017; Quyết định đổi tên đề tài luận án tiến sĩ số 284/ QĐ – VNH ngày 28 tháng 11 năm 2017; Quyết định gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án số 03/ QĐ – VNH ngày 02 tháng 1 năm 2018.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng người Tày khu vực ven hồ thủy điện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS. TS Trần Đức Thanh
Hướng dẫn phụ: TS. Vũ Kim Chi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra rằng ở những khu vực hồ thủy điện quốc gia đều có tiềm năng để phát triển du lịch. Vì vậy, ở những nơi này bên cạnh sinh kế truyền thống thì phát triển sinh kế du lịch là khả thi.
- Thứ hai, nghiên cứu này chứng minh mô hình KSAP (kiến thức, kỹ năng, thái độ, thực tiễn) có thể được áp dụng phù hợp cho du lịch dựa vào cộng đồng nhất là cộng đồng tộc người thiểu số.
- Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong những điều kiện để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thì nguồn lực về năng lực con người, cụ thể là những người trực tiếp làm du lịch, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, thực tiễn là những yếu tố cần để làm du lịch.
- Cuối cùng, luận án đã áp dụng mô hình phân tích SWOT giúp định hướng và đề xuất giải pháp kiến nghị giúp cộng đồng địa phương vừa nâng cao chất lượng cuộc sống vừa có ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia vào làm du lịch – một sinh kế mới bền vững cho cộng người Tày ở khu vực ven hồ thủy điện Tuyên Quang.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Thứ nhất, kết quả của luận án có thể sử dụng để nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của du lịch thông qua các hình thức giáo dục, tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của địa phương.
- Thứ hai, luận án chỉ ra vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực làm du lịch cho người dân trên tất cả các mặt từ việc bổ sung kiến thức, kĩ năng, nhận thức cho đến thực tiễn tham gia. Vận dụng câu lạc bộ du lịch cộng đồng từ đó các hộ trong cùng một thôn có thể hỗ trợ nhau cùng làm du lịch đây là một giải pháp rất khả thi để cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
- Thứ ba, du lịch dựa vào cộng đồng chính là giải pháp nhằm giữ gìn những văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, đồng thời hạn chế một số tục lệ vốn không còn phù hợp trong cuộc sống hiện nay.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu so sánh giữa các địa phương khác nhau;
- Nghiên cứu về mức độ tham gia du lịch cộng đồng;
- Nghiên cứu du lịch cộng đồng như một sinh kế mới bền vững
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
[1] Bùi Cẩm Phượng, Trương Đức Thao (2016), “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – sinh kế mới cho người dân tộc Tày vùng ven hồ thủy điện Tuyên Quang cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững”, Tạp chí Công Thương, số 12 – tháng 12, trang 78 – 83.
[2] Bùi Cẩm Phượng (2017), “Vai trò của giới trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng người Tày vùng ven hồ thủy điện Tuyên Quang”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 3, Trang 60 – 69.
[3] Bùi Cẩm Phượng, Lê Huyền Trang (2017), “Đánh giá sự hấp dẫn về điểm du lịch vùng ven hồ thủy điện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 500 , trang 54 – 57.
|