1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoàng Chi
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/12/1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2213/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
6.1. Quyết định kéo dài thời gian học tập lần 1 số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6.2. Quyết định kéo dài thời gian học tập lần 2 số 167/QĐ-XHNV ngày 20/01/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6.3. Quyết định điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ số 2089/QĐ-XHNV ngày 19/04/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6.4. Quyết định buộc thôi học NCS số 12/QĐ-ĐT ngày 10/01/2017 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Việt người nước ngoài theo hướng tiếp cận tri nhận
8. Chuyên ngành: Việt ngữ học
9. Mã số: 62 22 01 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Thi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng lí thuyết tri nhận vào việc nghiên cứu đọc hiểu, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các nhân tố cần yếu cũng như xây dựng khung tỉ trọng các chỉ số thành phần tri thức nhằm phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Việt như một ngoại ngữ theo hướng tiếp cận tri nhận. Từ khung tỉ trọng này luận án đề xuất nội dung khung tài liệu đọc hiểu Tiếng Việt 6 bậc với mục đích cụ thể hóa đầu ra năng lực đọc hiểu tiếng Việt theo KNLTV.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và biên soạn giáo trình đọc hiểu tiếng Việt 6 bậc và bài kiểm tra đánh giá tiến độ đọc hiểu tiếng Việt như một ngoại ngữ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Ứng dụng vào nghiên cứu xây dựng tài liệu đọc hiểu chuyên ngành và các dạng thức bài thi khác như bài thi đầu vào, thi xếp lớp...
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Hoàng Chi (2013), “Một số đề xuất về đào tạo, đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài trên cơ sở Khung tham chiếu châu Âu”, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 65 - 74.
2. Nguyễn Thị Hoàng Chi (2016), “Cơ sở lí thuyết BICS và CALP với giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (11), tr. 59 – 71.
3. Nguyễn Thị Hoàng Chi (2017), “Kiến thức siêu nhận thức và chiến lược đối ứng trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Việt như một ngoại ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 29 – 40.
4. Nguyễn Thị Hoàng Chi, Vũ Văn Thi (2017), “Vấn đề thiết kế và nâng cao năng lực hội thoại cho người nước ngoài”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, tr. 83 – 91.
|