1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tống Văn Luyên
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/06/1979
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1118/QĐ-CTSV ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ, ngày 20 tháng 1 năm 2018. Tên đề tài: Nghiên cứu và phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp sóng thích nghi để chống nhiễu trong các anten thông minh (Research and development of adaptive beamformers for interference suppression in smart antennas.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu và phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp sóng thích nghi để chống nhiễu trong các anten thông minh (Research and development of adaptive beamformers for interference suppression in smart antennas).
8. Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
9. Mã số: 62 52 02 08
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1). Đề xuất quy trình tổng quát để xây dựng các bộ định dạng và điều khiển búp sóng thích nghi dựa trên thuật toán Bat (BA_ABF) cho ứng dụng chống nhiễu dùng mảng anten ULA trong các anten thông minh.
Quy trình này được thực hiện thông qua các bước chính gồm: xác định bài toán; xây dựng hệ số mảng; kỹ thuật đặt điểm “không”; xây dựng hàm mục tiêu; chuyển đổi thuật toán Bat (BA) thành các thuật toán định dạng và điều khiển búp sóng; phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp sóng thích nghi. Nội dung này được công bố trong các bài báo [AWPL.1], [ACES.2], [REV-JEC.3].
(2). Áp dụng quy trình đề xuất để phát triển 03 bộ BA_ABF cho các mảng anten ULA để chống nhiễu sử dụng các kỹ thuật đặt điểm “không”: chỉ điều khiển biên độ, chỉ điều khiển pha và điều khiển biên độ và pha của trọng số. Cụ thể:
(i) Phát triển bộ BA_ABF cho ứng dụng chống nhiễu sử dụng kỹ thuật chỉ điều khiển pha của trọng số (PHA_BA_ABF). Bộ PHA_BA_ABF đề xuất cho mảng ULA 20 phần tử dipole nửa bước sóng được thực thi và kiểm chứng khả năng đặt điểm “không”.
(ii) Kết quả mô phỏng cho thấy, bộ PHA_BA_ABF đề xuất có khả năng đặt chính xác một điểm, nhiều điểm “không”, hoặc một khoảng “không” rộng tại các hướng nhiễu, đồng thời làm giảm mức búp phụ và duy trì hướng và độ rộng búp sóng chính.
Tổng quan, bộ PHA_BA_ABF đề xuất nhanh hơn và có hiệu năng tốt hơn các bộ BF thích nghi xây dựng trên GA và APSO. Ngoài ra, bộ PHA_BA_ABF đề xuất gần với các ứng dụng thực tiễn do sử dụng phần tử dipole và có xét tới ảnh hưởng của tác động tương hỗ giữa các phần tử trong mảng. Hơn nữa, đề xuất này có thể được áp dụng cho các mảng pha hiện có mà không tốn thêm chi phí phần cứng với thời gian tính toán giảm một nửa. Nội dung này được công bố trong các bài báo [AWPL.1], [VJMW.4].
(iii) Phát triển bộ BA_ABF cho ứng dụng chống nhiễu sử dụng kỹ thuật chỉ điều khiển biên độ của trọng số (AMP_BA_ABF). Bộ AMP_BA_ABF đề xuất cho mảng ULA 20 phần tử vô hướng được thực thi và kiểm chứng khả năng đặt điểm “không”.
Kết quả mô phỏng cho thấy, bộ AMP_BA_ABF đề xuất có khả năng đặt chính xác một điểm, nhiều điểm “không”, hoặc một khoảng “không” rộng tại các hướng nhiễu, đồng thời làm giảm mức búp phụ và duy trì hướng và độ rộng búp sóng chính.
Nhìn chung, Bộ AMP_BA_ABF đề xuất nhanh hơn và có hiệu năng tốt hơn các bộ BF thích nghi xây dựng trên GA và APSO. Ngoài ra, bộ AMP_BA_ABF đơn giản trong thực thi. Số lượng các bộ suy hao cần có và thời gian tính toán giảm một nửa so với bộ tiêu chuẩn thông thường. Nội dung này được công bố trong các bài báo [ACES.2], [VJMW.4].
(iv) Phát triển bộ BA_ABF cho ứng dụng chống nhiễu sử dụng kỹ thuật đồng thời điều khiển biên độ và pha của trọng số (CW_BA_ABF). Bộ CW_BA_ABF đề xuất cho mảng ULA 20 phần tử vô hướng được thực thi và kiểm chứng khả năng đặt điểm “không”.
Kết quả mô phỏng cho thấy, bộ CW_BA_ABF đề xuất có khả năng đặt chính xác một điểm, nhiều điểm “không”, hoặc một khoảng “không” rộng tại các hướng nhiễu, đồng thời làm giảm mức búp phụ và duy trì hướng và độ rộng búp sóng chính.
Đánh giá chung, Bộ CW_BA_ABF đề xuất nhanh hơn và có hiệu năng tốt hơn các bộ BF thích nghi xây dựng trên APSO. So với các bộ AMP_BA_ABF (i) và PHA_BA_ABF (ii), bộ CW_BA_ABF đề xuất linh hoạt và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bộ CW_BA_ABF này phải trả giá bằng độ phức tạp và chi phí tốn kém hơn trong thực thi. Nội dung này được công bố trong bài báo [REV-JEC.3].
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả của luận án này góp phần:
- Xây dựng quy trình tổng quát để xây dựng các bộ BA_ABF cho ứng dụng chống nhiễu dùng mảng anten ULA trong các anten thông minh.
- Phát triển ba bộ BA_ABF sử dụng kỹ thuật chỉ điều khiển biên độ, chỉ điều khiển pha và điều khiển biên độ và pha cho ứng dụng chống nhiễu trong Ra đa và các mạng thông tin vô tuyến.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp sóng thực tế ứng dụng trong các mạng thông tin vô tuyến thế hệ mới như mạng thông tin di động 5G.
- Phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp sóng để chống nhiễu trong trường hợp không biết trước hướng nhiễu.
|