1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Mỹ Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/3/1981
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3202/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Công văn số 2003/QĐ - ĐT ngày 14/8/2017 về việc hết thời hạn học tập và nghiên cứu.
7. Tên đề tài luận án: “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay”.
8. Chuyên ngành: Chính trị học
9. Mã số: 62 31 20 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hoàng Công, TS. Lưu Minh Văn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Nêu và làm sáng tỏ được các khái niệm: giám sát, thanh tra, kiểm tra
- Phân tích, đánh giá được thực trạng của việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội ở nước ta hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức về vai trò và phương thức hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là luận chứng khoa học cho hoạt động giám sát tối cao như là một chức năng đặc thù của Quốc hội trong vai trò tham chính.
Góp phần làm rõ thêm nhận thức về việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội, đồng thời bổ sung những nhận thức mới vào quá trình xây dựng ngành khoa học chính trị nói chung, về tư tưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam nói riêng.
- Về thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu trong Luận án sẽ phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu lý luận và giảng dạy về tổ chức hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, rút ra kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội, thúc đẩy việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, học tập và giảng dạy Chính trị học, Xây dựng Đảng, Chính sách công...
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là đòi hỏi của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, cần phải tiếp tục đổi mới cả về tổ chức bộ máy và hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của mình. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định chủ trương là cần phải nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, xác định rõ phạm vi, nội dung cơ chế giám sát của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội. Mặc dù trong những năm gần đây, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ, song nói chung vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động của Quốc hội, làm cho chất lượng giám sát còn thiếu hiệu quả.
Về mặt nhận thức, khái niệm giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát của các cơ quan của Quốc hội còn chưa rõ ràng; đối tượng giám sát quá rộng, chưa thực sự phù hợp, nội dung giám sát không rõ nên chưa xác định đối tượng nào, việc nào là trọng tâm, cần tập trung trong hoạt động giám sát nên hoạt động giám sát thiếu khả thi; việc xác định mục đích giám sát không rõ ràng dẫn đến việc xác định đối tượng giám sát không chính xác. Hình thức giám sát còn chưa đa dạng nên thiếu hiệu quả. Thiếu thời gian, nhân lực, thông tin và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động giám sát...
Vì vậy, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những cần phải làm sáng tỏ về mặt lý luận mà cả về thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội và trên cơ sở đó nêu lên các quan điểm, phương hướng và giải pháp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Chính vì vậy, đề tài: Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay” là vấn đề có tính thời sự, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:
- Tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nữa vai trò của Quốc hội cũng như việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội.
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu lý luận về vai trò của Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng Quốc hội thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước trên cơ sở tiếp cận đa chiều, bởi Quốc hội ở Việt Nam không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mà còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
- Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn nữa, để tìm “đúng” và “trúng” các giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng của Quốc hội. Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước.
14. Các công trình đã cong bố có liên quan đến luận án:
1. Vũ Thị Mỹ Hằng (2010), “Nhận thức về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (31), tr. 20-23.
2. Vũ Thị Mỹ Hằng (2010), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (33), tr. 24-27.
3. Vũ Thị Mỹ Hằng (2013), “Vấn đề quyền lực của Quốc hội”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (65), tr. 17-19.
4. Vũ Thị Mỹ Hằng (2015), “Một số nguyên tắc cơ bản trong bầu cử Quốc hội ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục lý luận (235), tr. 20-21.
5. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Tăng cường hiệu quả giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (88), tr. 38-41.
6. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Một số yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội nước ta”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (461), tr. 58-60.
7. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (241), tr. 21-25.
8.Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (05), tr. 3-5.
9.Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hệ thống tư pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (244), tr. 12-15.
10. Vũ Thị Mỹ Hằng (2017), “Hoạt động giám sát tối cao trong việc thể hiện quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (502), tr. 59-61.
11. Vũ Thị Mỹ Hằng (2017),“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (28 +29), tr.122-124.
12. Vũ Thị Mỹ Hằng (2017),“Cơ chế đảm bảo dân chủ thông qua vai trò giám sát của Quốc hội”, Tạp chí Thanh tra (01), tr.33-35.
13. Vũ Thị Mỹ Hằng (Chủ nhiệm) (2017), Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay", Đề tài khoa học cấp cơ sở - Học viện Hành chính Quốc gia. (xếp loại: xuất sắc)
|