. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thảo Ly
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/8/1985
4. Nơi sinh: Bạc Liêu
5. Quyết định công nhận NCS số 4642/QĐ-ĐHQGHN, ngày 20/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 420/QĐ-VNH ngày 01/12/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho NCS.
- Quyết định số 303/QĐ-VNH ngày 29/8/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo cho NCS.
- Quyết định số 166A/QĐ-VNH ngày 03/7/2017 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của NCS.
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu theo định hướng bền vững”.
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62220113
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS. Trương Quang Hải
Hướng dẫn 2: TS. Trần Mạnh Hùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã phân tích cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và vận dụng cho nghiên cứu du lịch tỉnh Bạc Liêu. Luận án đã gắn nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững của một tỉnh với các cấp độ không gian văn hóa liên quan: Miền văn hóa Nam Bộ, vùng văn hóa Tây Nam bộ (Đồng bằng Sông Cửu Long) và văn hóa địa phương - tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích vị thế, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch trong không gian văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu có lợi thế nhất định về tài nguyên du lịch, trong đó nổi trội nhất là đờn ca tài tử và các di sản liên quan đến Công tử Bạc Liêu. Bên cạnh đó là các giá trị văn hóa của 3 dân tộc chính Kinh, Hoa, Khmer, hệ thống công trình điện gió trên bãi biển lớn nhất tại Việt Nam hiện nay cùng giồng nhãn cổ, các vườn chim trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của một tỉnh ven biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu theo hướng bền vững. Ở Bạc Liêu, du lịch văn hóa có tiềm năng nổi trội hơn du lịch sinh thái và đang phát triển khá mạnh, hạ tầng du lịch văn hóa được đầu tư lớn trong 10 năm qua, đặc biệt cho các lễ hội về đờn ca tài tử. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch vẫn khá đơn điệu, chưa thể hiện được chiều sâu bản sắc văn hóa, dịch vụ mang tính trải nghiệm còn thiếu, hạ tầng du lịch và vận tải du lịch vẫn lạc hậu và thiếu thốn, tài nguyên - môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực ngày càng tăng, liên kết du lịch chưa được chú trọng, nên số lượt khách tham quan, thời gian lưu trú và doanh thu du lịch còn hạn chế.
- Chỉ ra lợi thế phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bạc Liêu gắn với đặc trưng văn hóa, với sông nước, miệt vườn, nhất là làm tăng hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở các địa phương, để vừa đem lại lợi ích kinh tế, phát triển văn hóa các dân tộc trong tỉnh, vừa bảo tồn thiên nhiên và duy trì đa dạng sinh học.
- Trên cơ sở phân tích nội lực và ngoại lực trong phát triển du lịch, luận án khuyến nghị một số giải pháp có tính khả thi thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu theo hướng bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao ý thức, huy động sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án phân tích vị thế ngành Du lịch Bạc Liêu, đánh giá thực trạng phát triển Du lịch Bạc Liêu theo định hướng bền vững từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay trong tương quan vùng miền, trong bối cảnh quốc gia và quốc tế.
Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cùng những khuyến nghị về giải pháp trong luận án có ý nghĩa thiết thực đối với công tác hoạch định chính sách, quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu theo hướng phát triển bền vững, góp phần khắc phục các điểm yếu kém và phát huy tối đa lợi thế, đặc trưng du lịch địa phương trong tương lai. Luận án cũng có thể là cơ sở luận chứng cho sự thu hút đầu tư của các đối tác cho phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu.
Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy ở các lĩnh vực Việt Nam học, văn hóa và du lịch.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Từ lợi thế so sánh đã phân tích, tiếp tục đánh giá các cơ hội và thách thức đối với bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử cho phát triển du lịch trong mối liên quan với tỉnh Long An – một trong hai cái nôi của loại hình nghệ thuật này.
- Nghiên cứu các khả năng của đờn ca tài tử khi lồng ghép như một sản phẩm trong loại hình du lịch sông nước.
- Đánh giá một số sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
1) Phan Thảo Ly (2014), “Phát triển du lịch Homestay ở tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Bạc Liêu, (7), tr.26-29.
2) Phan Thảo Ly (2016), “Đánh giá vị thế và thực trạng Du lịch tỉnh Bạc Liêu trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (thuộc Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam), Hà Nội, số tháng 10, tr.66-70.
3) Phan Thảo Ly (2016), “Quản lý các vườn chim ở tỉnh Bạc Liêu với vai trò tài nguyên du lịch”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (thuộc Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam), Hà Nội, số tháng 11, tr.101-105.
4) Phan Thảo Ly (2016), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Bạc Liêu “Xây dựng và phát triển du lịch Homestay tại Giồng Nhãn – TP Bạc Liêu”, nghiệm thu ngày 29/12/2016 loại Khá (có Giấy chứng nhận hoàn thành số 15/GCN-ĐHBL do Hiệu trưởng ký ngày 10/01/2017).
5) Phan Thảo Ly (2017), “Xây dựng và phát triển du lịch Homestay tại Giồng Nhãn, Bạc Liêu”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (thuộc Bộ VH-TT&DL), Hà Nội, (402) - tháng 12, tr.50-53.
6) Phan Thảo Ly (2018), “Sức hút của Công tử Bạc Liêu qua lịch sử và giai thoại”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (thuộc Bộ VH-TT&DL), Hà Nội, (403) - tháng 01, tr.110-113.
|