1. Họ và tên NCS: Trần Phương Hoa.
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/11/2982.
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30.12.2013 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về việc công nhận NCS khóa QH-2013-X.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4619/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X.
7. Tên đề tài luận án: Tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học.
9. Mã số: 62 32 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Phụng (hướng dẫn chính)
TS. Vũ Thị Minh Hương (hướng dẫn phụ)
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án tổng hợp, phân tích các khái niệm liên quan để đưa ra định nghĩa, đặc điểm, nguyên tắc và nội dung của “tổ chức hoạt động marketing tại các lưu trữ quốc gia”. Đây là cơ sở khoa học để các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam vận dụng trong việc thực hiện hoạt động marketing.
- Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các TTLTQGVN nhằm phát hiện các nhân tố tích cực và các nhân tố tiêu cực phục vụ xây dựng các giải pháp phù hợp.
- Luận án nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ hiện đang được cung cấp tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, cách thức phân phối, chi phí và các hình thức quảng bá đối với các sản phẩm và dịch vụ đó. Bên cạnh đó, luận án đưa ra những bàn luận về tình hình tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam hiện nay.
- Luận án đưa ra các nhóm giải pháp về quy trình tổ chức hoạt động marketing, nhóm các giải pháp về tổ chức – chuyên môn và khuyến nghị với các cơ quan hữu quan như Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các lưu trữ lịch sử khác và Hội Văn thư Lưu trữ Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng áp dụng trực tiếp cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Ngoài ra, các lưu trữ lịch sử khác cũng có thể vận dụng kết quả nghiên cứu này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Những nội dung cụ thể của marketing lưu trữ như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lưu trữ; hành vi của người sử dụng tài liệu lưu trữ; truyền thông, PR trong lưu trữ; mức độ hài lòng của người sử dụng…
- Những vấn đề về quản trị trong lưu trữ như quản trị nguồn lực thông tin; quản trị nhân sự lưu trữ; quản trị khách hàng; các kỹ năng mềm; các công cụ quản trị và kiểm soát chất lượng…
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Trần Phương Hoa (2010), “Marketing tài liệu lưu trữ - Vấn đề đặt ra với các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (9), tr. 35-36,39.
- Trần Phương Hoa (2011), “Thiết kế các sản phẩm lưu trữ phục vụ hoạt động Marketing của các Trung tâm Lưu trữ ở Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (9), tr. 22-25,37.
- Trần Phương Hoa (2014), “Marketing lưu trữ - Chiến lược phát triển bền vững của Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Trường hợp khối tài liệu lưu trữ Việt Nam cộng hòa)”, Kỷ yếu Hội thảo Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa – Góc nhìn từ Lịch sử và Lưu trữ học, tr.353-362.
- Trần Phương Hoa (2016), “Thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng tài liệu lưu trữ nhằm cải thiện chất lượng phục vụ tại các lưu trữ lịch sử”, Kỷ yếu Hội thảo Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II – Thực trạng và giải pháp, tr.37-47.
- Trần Phương Hoa (2017), “Marketing lưu trữ : Khái niệm và vai trò đối với các lưu trữ lịch sử”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (2), tr.22-27.
- Trần Phương Hoa (2017), “Cải cách thủ tục hành chính tại các lưu trữ lịch sử hướng tới sự hài lòng của người sử dụng”, Hội thảo Hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tr.166-173.
- Trần Phương Hoa(2017), “Marketing trong lưu trữ - Hướng nghiên cứu mới của ngành Lưu trữ học”, Hội thảo Định hướng phát triển ngành Lưu trữ học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, tr.130.
|