1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Lan Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/09/1984
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định về việc thay đổi tên đề tài và người hướng dẫn.
- Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập: từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.
7. Tên đề tài luận án: Ứng dụng ngữ pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hành động cầu khiến trong giáo trình dạy tiếng Việt).
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 62 22 02 40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đây là công trình khoa học đầu tiên trình bày và hệ thống hóa những quan điểm lý thuyết mới, hiện đại trong lĩnh vực ngôn ngữ học dạy tiếng, áp dụng cho việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đó là các vấn đề về năng lực giao tiếp, lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngữ pháp giao tiếp… Luận án đã phân tích chi tiết việc ứng dụng ngữ pháp giao tiếp vào giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, cụ thể là giảng dạy hành động cầu khiến, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Luận án đã khảo sát 03 bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Kết quả khảo sát của luận án cho thấy thực trạng việc giảng dạy nội dung giảng dạy ngữ pháp về hành động cầu khiến trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, so sánh với quan điểm trình bày và giảng dạy ngữ pháp giao tiếp.
- Luận án đã đề xuất thiết kế thử nghiệm phần nội dung ngữ pháp về hành động cầu khiến tiếng Việt theo mục đích giao tiếp, minh họa bằng một tiến trình giảng dạy ngữ pháp cụ thể kết hợp khảo nghiệm thực tế và thu được những kết quả khả quan.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần tích cực vào việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và là tham khảo hữu ích cho công tác biên soạn từ điển, biên dịch, phiên dịch, so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác…
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Từ những kết quả của luận án giúp mở ra hướng triển khai đa dạng khi áp dụng quan điểm giao tiếp cho các đơn vị ngữ pháp khác trong tiếng Việt và là cơ sở cho những thiết kế giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ toàn diện, hoàn chỉnh hơn trong tương lai.
14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:
- Vũ Lan Hương (2016), “Nâng cao năng lực giao tiếp cho người học tiếng Việt qua một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng cải biến để tạo câu đồng nghĩa cú pháp”, Giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 247-259, ISBN 978-604-73-3750-7.
- Vũ Lan Hương (2017), “Ngữ pháp và giao tiếp: Một số hướng mới trong lý thuyết và thực hành”, Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 326-336, ISBN 978-904-62-8436-9.
- Vũ Lan Hương (2017), “Giảng dạy hành động ngôn từ tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp giao tiếp (dành cho người nước ngoài)”, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 412-419, ISBN 978-604-73-5445-0.
- Vũ Lan Hương (2017), “Định hướng giao tiếp với vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc “Ngôn ngữ ở Việt Nam, hội nhập và phát triển” T. 2, NXB Dân trí, Hà Nội, tr.1707-1714, ISBN 978-604-88-5023-4.
- Vũ Lan Hương (2017), “Quan điểm về ngữ pháp giao tiếp trong chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ”, Tạp chí Từ điển học và Bách Khoa thư (6), tr. 208-215, ISSN 1859-3135.
|