1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Washizawa Takuya
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 23/05/1989
4. Nơi sinh: Nhật Bản
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3126/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 26 tháng 12 năm 2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Bổ sung giảng viên hướng dẫn luận án tiến sĩ, số 2519/QĐ-XHNV, ngày 09 tháng 8 năm 2016
- Kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2014-X, số 3549/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2017
7. Tên đề tài: Nghiên cứu đối chiếu các hư từ Hán văn dịch sang các hư từ văn Nôm trong tác phẩm song ngữ hán nôm Truyền kỳ mạn lục
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
9. Mã số: 62 22 01 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng, TS. Nguyễn Tuấn Cường
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thống kê các hư từ Hán được dịch Nôm với tần số chính xác trong tác phẩm song ngữ Tân biên Truyền kỳ mạn lục (sau đây viết tắt là TBTKML).
- Làm rõ đặc trưng của cách dịch trong TBTKML: dịch cố định hóa (dịch chữ) và dịch linh hoạt (dịch ý).
- Tìm ra một số quy tắc của cách dịch khác nhau liên quan đến văn cảnh của hư từ trong TBTKML.
- Nhận diện chức năng chỉ sự của hư từ chưng; chức năng đặc chỉ của chưng và thửa khi đứng trước trung tâm danh ngữ.
- Xác định thêm một số chữ Nôm được coi là hư từ trong TBTKML.
- Nhận diện sự khác biệt về khuynh hướng dịch giữa các từ loại.
- Làm rõ hiện tượng “giao thoa” trong TBTKML và tầm quan trọng của nó trong lịch sử tiếng Việt.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Ứng dụng cho dịch thuật Hán – Nôm hiện nay.
- Ứng dụng cho việc giảng dạy và học tập chữ Hán, văn ngôn Hán cổ, chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử..
- Góp phần xây dựng tự điển tiếng Việt cổ.
- Ứng dụng trong việc tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tìm hiểu về quá trình phát triển của hư từ trong lịch sử tiếng Việt, cụ thể là quá trình ngữ pháp hóa những hư từ trong tiếng Việt hiện nay.
- So sánh cách dịch trong các văn bản giải âm.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
-「漢文-チュノム・ベトナム語対訳資料『傳奇漫録』解音における固定的な訳と例外的な訳: 『之』『於』『于』『夫』と虚詞chưngを中心に [Cách dịch cố định và cách dịch ngoại lệ trong giải âm Truyền kỳ mạn lục là tài liệu đối dịch Hán văn – tiếng Việt chữ Nôm: với tiêu điểm ở chi, ư, vu, phù và hư từ chưng]」『東京大学言語学論集 [Tập bài luận Ngôn ngữ học Trường Đại học Tokyo]』2016, 37:281-301.
- “Khảo sát quá trình chuẩn hóa cách dịch trong văn bản “giải âm” và so sánh với “huấn độc” trong tiếng Nhật”, Tạp chí Hán Nôm, 2017, số 4 (143), tr. 17-23.
-「漢文-古ベトナム語対訳資料における虚詞chưngの用法の拡張:14世紀の『禅宗課虚語録』を中心に [Quá trình mở rộng cách dùng hư từ chưng trong tài liệu đối dịch Hán văn – tiếng Việt cổ: với tiêu điểm ở Thiền tông khóa hư ngữ lục vào thể kỷ XIV]」『アジア・アフリカ研究 [Nghiên cứu châu Á – châu Phi]』, 2017, 94, pp. 77-110.
-“Tổng quát cách dùng hư từ chưng trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục” Tạp chí Hán Nôm, 2018, số 3 (148), tr. 22-31.
- “Usage of the Grammatical Word Thửa in the Chinese-Old Vietnamese Bilingual Text Tân biên Truyền kỳ mạn lục and Comparison with Other Documents [Cách dùng hư từ thửa trong tài liệu song ngữ Hán văn – tiếng Việt cổ Tân biên truyền kỳ mạn lục và so sánh với tài liệu khác]” 『東京大学言語学論集 [Tập bài luận Ngôn ngữ học Trường Đại học Tokyo]』2018, 40: 275-293.
|