1. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Liên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/09/1979
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài theo quyết định số 2963/QĐ - XHNV.
Tên đề tài cũ: Đảng với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
Tên đề tài đã được điều chỉnh: Đảng lãnh đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
9. Mã số: 62 22 03 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thịnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án cung cấp một khối lượng tư liệu tương đối lớn về những vấn đề liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm sự hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác vận động đồng bào các tôn giáo của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1954
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các cá nhân làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử cách mạng Việt Nam, tôn giáo học, chính trị học... Những kết luận rút ra của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các cá nhân làm công tác tư vấn hoạch định chủ trương, chính sách về tôn giáo, cũng như góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác tôn giáo nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoàn cảnh mới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về các chuyên ngành lịch sử Đảng, tôn giáo học, chính trị học. Đồng thời, góp phần vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác tôn giáo nhằm thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong công tác tôn giáo thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, thống nhất Tổ quốc.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Liên (2014), “Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề dân tộc - tôn giáo - tín ngưỡng trong những năm 1930-1945”, Tạp chí Giáo dục lý luận (216), tr. 38 - 39.
2. Nguyễn Thị Liên (2015), “Nhìn lại chủ trương của Đảng về tôn giáo thời kỳ 1930 - 1945”, Tạp chí Lịch sử Đảng (299), tr. 13 - 16.
3. Nguyễn Thị Liên (2016), “Một số vấn đề về nhiệm vụ công tác tôn giáo của Quân đội nhân dân hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (245), tr. 70 -71.
4. Nguyễn Thị Liên (2016), “Mấy vấn đề về công tác tôn giáo hiện nay từ những kinh nghiệm của Đảng thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, Sách Việt Nam trong chuyển đổi: các hướng tiếp cận liên ngành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 140 - 152.
5. Nguyễn Thị Liên và Đoàn Thị Yến (2017). Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Mông- Nhìn từ phương diện chính sách văn hóa tôn giáo. Kỷ yếu hội nghị khoa học trẻ, lần thứ 2 - năm 2017, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, tr. 321 - 326.
6. Nguyễn Thị Liên (2017), “Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 và vận dựng xây dựng đoàn kết quân - dân hiện nay”, Hội thảo khoa học Thái Nguyên trong Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Đại học Thái Nguyên ngày 20/10/2017, tr. 245 - 255.
7. Nguyễn Thị Liên (2017), “Chủ trương và sự chỉ đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo của Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Tập 3 (2b), tr. 284 - 293.
|