1. Họ và tên: Phạm Thị Hồng Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/03/1981
4. Nơi sinh: Thành phố Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3216/2014/QĐ- XHNV – SĐH ngày 31/12/2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ số 1016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 03 năm 2016.
- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 3549/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2017.
7. Tên đề tài luận án: Gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học
9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Minh Loan, 2. PGS.TS Lê Thị Thanh Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới trong luận án:
- Làm rõ và bổ sung các vấn đề liên quan đến gắn kết với tổ chức của giảng viên, bao gồm: bản chất, các thành phần, biểu hiện và các hình thức của gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng.
- Khẳng định được cấu trúc lý thuyết ba thành phần về gắn kết với tổ chức của Allen và Meyer (1996) phù hợp với nghiên cứu trên khách thể là giảng viên và bổ sung những biểu hiện đặc thù của tổ chức đại học, cao đẳng.
- Chỉ ra sự không đồng nhất của ba thành phần gắn kết là gắn kết tình cảm, gắn kết trách nhiệm và gắn kết nhu cầu lợi ích trong mỗi một cá nhân giảng viên.
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng gồm: Đặc điểm nhân cách của giảng viên, phong cách lãnh đạo của trưởng khoa/bộ môn, đặc điểm công việc, mối quan hệ đồng nghiệp, chế độ chính sách, cơ hội đào tạo - thăng tiến và danh tiếng của nhà trường.
- Chỉ ra thực trạng bức tranh chung về mức độ gắn kết với tổ chức của giảng viên một số trường CĐ, ĐH hiện nay theo tự đánh giá của giảng viên:
+ Khi kết hợp ba thành phần gắn kết tình cảm, gắn kết trách nhiệm và gắn kết nhu cầu lợi ích tạo nên 08 hình thức gắn kết hỗn hợp được đại diện bởi các thành phần chiếm ưu thế. Tỷ lệ giảng viên gắn kết với tổ chức theo 08 hình thức này phân bố tập trung chủ yếu ở hai hình thức là gắn kết chiếm ưu thế ở cả ba thành phần và gắn kết không chiếm ưu thế ở cả ba thành phần.
+ Giảng viên đánh giá yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến gắn kết với tổ chức có liên quan đến các quyền lợi mà người giảng viên được hưởng đó là chế độ, chính sách. Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên là mặt hướng ngoại của nhân cách.
12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên, lãnh đạo trong nhà trường hoặc lãnh đạo quản lý cấp khoa/ phòng để tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm lý, nhu cầu của cán bộ giảng viên trong nhà trường. Từ đó, họ có thể tìm ra các biện pháp thúc đẩy sự gắn kết của giảng viên với tổ chức.
13. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết quả của luận án:
1. Lê Thị Minh Loan, Phạm Thị Hồng Phương (2017), “Gắn kết tình cảm của giảng viên với tổ chức: Thực trạng và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trưởng khoa”, Tạp chí Tâm Lý học (10), tr.58-68.
2. Lê Thị Minh Loan, Phạm Thị Hồng Phương (2017), “Mối quan hệ giữa sự phù hợp cá nhân - tổ chức, tương tác lãnh đạo - nhân viên và sự hài lòng công việc”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm Lý Học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất (28/11-01/12/2017), quyển 3, tr.134-143.
3. Ле Тхи Минь Лоан, Фам Тхи Хонг Фыонг (2017), “Организационная приверженность преподавателей: влияние личностных особенностей”, Вестник ТвГУ, Серия "Педагогика и психология". ISSN: 1999-4133, (4), pp.34-42.
4. Phạm Thị Hồng Phương (2018), “Ảnh hưởng của nhận thức về danh tiếng nhà trường đến gắn kết với tổ chức của giảng viên”, Tạp chí Tâm Lý học (01), tr.79-89.
5. Phạm Thị Hồng Phương (2018), “Đánh giá của giảng viên về chế độ, chính sách của tổ chức và tác động của nó đến sự gắn kết với tổ chức”, Tạp chí Tâm Lý học (09), tr.88-97.
|