1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/01/1985
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi người hướng dẫn: từ PGS. TS Nguyễn Văn Phúc sang GS. TS Hoàng Chí Bảo. Quyết định số 246/QĐ-XHNV Ngày 13/2/2017.
7. Tên đề tài luận án: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
8. Chuyên ngành: Triết học
9. Mã số: 62 22 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Chí Bảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã làm rõ được một số vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay: nội hàm khái niệm giáo dục đạo đức cho sinh viên, bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức đặt ra yêu cầu phải giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nội dung giáo dục, hình thức, phương pháp và điều kiện đảm bảo cho giáo dục đạo đức.
- Luận án góp phần làm rõ đặc thù của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội và đã đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra kiến nghị về một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Sáu giải pháp được nêu ra bao gồm: Nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức nhằm xây dựng người sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đại vừa có đức vừa có tài; Nâng cao tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; Xây dựng môi trường đại học thực sự lành mạnh, đồng thời tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay; Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Khóa XII; Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các nhóm giải pháp có quan hệ mật thiết với nhau trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn. Để những giải pháp đó thực hiện được cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể giáo dục và tăng cường tính chủ động tự giáo dục của bản thân sinh viên cùng với các tổ chức, đoàn thể của họ. Do đó, đi liền với giải pháp phải tính đến điều kiện hóa các giải pháp, chuyển các giải pháp từ khả năng thành hiện thực trong các hoạt động giáo dục đạo đức.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Đồng thời, kết quả của luận án cũng có thể là những tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội tự đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời gian qua và tìm ra những biện pháp có thể áp dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên của đơn vị mình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thông qua khảo sát sinh viên người Việt Nam của các trường thành viên và khoa trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 2007-2018 (số liệu khảo sát từ năm 2013 đến năm 2018). Việc nghiên cứu, khảo sát công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong những khoảng thời gian khác, những bối cảnh khác… sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới trong các công trình nghiên cứu khác.
14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Hoài (2015, viết chung), “Phạm trù cái Thiện trong quan niệm của Phật giáo”, Tạp chí Thiết bị giáo dục (11), tr. 198-200.
- Nguyễn Thị Hoài (2016), “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Việt Nam trong chuyển đổi – các hướng tiếp cận liên ngành (Tuyển chọn các nghiên cứu từ Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 167-183.
- Nguyễn Thị Hoài (2016), “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về hạnh phúc và ý nghĩa hiện thời của nó”, Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 218-228.
- Nguyễn Thị Hoài (2017, viết chung), “Nội dung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên hiện nay”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (6), tr. 48-50.
- Nguyễn Thị Hoài (2017), “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2017, Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 126-141.
- Nguyễn Thị Hoài (2018), “Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở (134), tr. 73-78.
|