1. Họ và tên nghiên cứu sinh: CAO TRƯỜNG SƠN
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 30/04/1986
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3713/QĐ-ĐHKHTN ngày 09/9/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của công tác quản lý rừng thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tỉnh Bắc Kạn – Nghiên cứu trường hợp huyện Ba Bể.”
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62440301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS Trần Đức Viên
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Thanh Lâm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam trên cả 3 góc độ: đánh giá quá trình (thực hiện, triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP); đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) và đánh giá tác động. Luận án cung cấp một số tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả tổng hợp việc triển khai, thực hiện các chương trình chi trả DVMT rừng và đã áp dụng cụ thể cho địa bàn nghiên cứu là huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Đã đề xuất bổ sung nội dung “Đánh giá hiệu quả” hiện còn thiếu trong chính sách chi trả DVMT rừng, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động bảo vệ rừng bền vững ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xác định rõ quá trình triển khai, hiệu quả tổng hợp (kinh tế, xã hội, môi trường) và các tác động thực tế của chính sách chi trả DVMT rừng trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Dựa trên việc tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm bổ sung nội dung đánh giá hiệu quả của chương trình chi trả DVMTR vào chính sách chi trả DVMTR của Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
§ Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.
§ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Cao Trường Sơn (2015), “Chi trả dịch vụ môi trường – Công cụ mới trong quản lý tài nguyên và môi trường”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (21), trang 24 – 26.
[2]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Hương Giang (2016), “Phân tích mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tự nguyện tại Ba Bể, Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (17/2016), trang 110-117.
[3]. T.D.Vien, C.T.Son, N.T.T.Dung, N.T.Lam (2016), Redefining diversity and dynamics of natural resource management in Asian - Chapter 5: A voluntary model of payments environmetal services: Lessons from Ba Be district, Bac Kan province of Vietnam, Elsevier Publishing ISBN 9780128054536.
[4]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên (2016), “Một số nội dung về chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lý thuyết và thực tiễn”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (10/2016), trang 36-44.
[5]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên (2016), “Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (12/2016), trang 1945-1955.
[6]. Cao Trường Sơn, Nguyên Thanh Lâm, Trần Đức Viên (2017), “Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Sinh thái nhân văn và Phát triển bền vững”, Hà Nội 13/1/2017.
[7]. Nguyễn Thanh Lâm, Cao Trường Sơn (2017), “Đánh giá dịch vụ môi trường trong hệ thống nông lâm kết hợp tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (12/2017), trang 87 – 95.
[8]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm (2017), “Kinh nghiệm đánh giá chương trình chi trả dịch vụ môi trường trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (13/2017), trang 11 – 13.
[9]. Cao Trường Sơn, Hoàng Phương Anh (2017), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa giao đất, giao rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học đất (51/2017), trang 126 – 132.
[10]. Cao Trường Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên (2017), “Đánh giá tác động của chương trình chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến hoạt động và ý thức bảo vệ rừng của người dân”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (8/2017), trang 1033 - 1042.
|