Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Như Thúy
Tên đề tài luận án: “Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình Đô thị hóa” (Nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng)

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Như Thúy       

2.   Giới tính: Nữ

3.   Ngày sinh: 22/06/1983                                                      

4.   Nơi sinh: Quảng Bình.

5.   Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 10 năm 2015.

5.   Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ: (lần 1)

Tên đề tài cũ: Đời sống văn hóa tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng dưới tác động của quá trình đô thị hóa (số 466/QĐ-XHNV, ngày 16 tháng 2 năm 2016)

Tên đề tài mới: Đời sống văn hóa tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng) (Số 2184/QĐ-XHNV, ngày 01 tháng 09 năm 2017)

- Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ (lần 2)

Tên đề tài củ : Đời sống văn hóa tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng) (Số 2184/QĐ-XHNV, ngày 01 tháng 09 năm 2017).

Tên đề tài mới:  Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình Đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương,  Đà Lạt, Lâm Đồng) (Số 699/QĐ-XHNV, ngày 23   tháng 03 năm 2018)

7. Tên đề tài luận án: “Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình Đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương,  Đà Lạt, Lâm Đồng)

8. Chuyên ngành: Xã hội học .                                              

9. Mã số:  62 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Trên cơ sở những nghiên cứu đi trước, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của mình là việc tìm hiểu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng (Kơho là cộng đồng dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ các ngành dân tộc học, nhân học; còn dưới nhãn quan xã hội học thì vẫn cần có nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống hơn nữa) trong quá trình đô thị hóa trên hai địa bàn là xã Tà Nung và Thị trấn Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghiên cứu này của chúng tôi không chỉ mô tả thực trạng mà đi sâu nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho trong bối cảnh đô thị hóa tại hai địa bàn xã Tà Nung và thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (hai địa bàn có tốc độ đô thị hóa khác nhau, xem phần khái quát địa bàn nghiên cứu).

Mặt khác, trong nghiên cứu này chúng tôi đứng trên góc độ tiếp cận lý thuyết đô thị hóa, lý thuyết biến đổi xã hội, tiếp biến văn hóa, lý thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu đời sống tinh thần của người Kơho ở ba nội dung chính là (1) Đời sống tinh thần của người Kơho qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày; (2) Đời sống tinh thần của người Kơho qua các hoạt động văn hóa theo theo kỳ dịp; (3) Đời sống tinh thần của người Kơho qua nghi lễ vòng đời (cưới xin, ma chay), với mong muốn tìm hiểu và phân tích thực trạng đời sống tinh thần hiện nay của người Kơho trên hai địa bàn nghiên cứu trong sự đối lập giữa nông thôn và đô thị, đồng thời so sánh thực trạng này trong 10 năm qua bằng những câu hỏi hồi cố, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố khách quan và các đặc trưng nhân khẩu có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Kơho trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bằng góc nhìn của khoa học xã hội học. 

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiển: (nếu có):  Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học phần xã hội học văn hóa.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng người Kơho (ma chay, giáo dục, văn hóa).

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến dự án: 

- Nguyễn Thị Như Thúy (2014), “Các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (30), tr. 96-101.

- Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Như Thúy (2016), “Vai trò của văn hóa truyền thống đối với phát triển bền vững ở cộng đồng người Cơho, Lâm Đồng”, Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 377-387.

-        Nguyễn Thị Như Thúy (2016), “Những biến đổi trong phong tục sinh đẻ và tín ngưỡng tôn giáo của người Kơho ở thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng”, Việt Nam trong chuyển đổi – Các hướng nghiên cứu liên ngành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.375-390.

-        Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Như Thúy (2017), “Mối quan hệ giữa đô thị hóa và phát triển đời sống văn hóa tinh thần”, Kỷ yếu hội thảo khoa học“Chăm sóc sức khỏe - Những vấn đề xã hội học và công tác xã hội”.  Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.153-163.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   |