1. Họ và tên NCS: Vũ Thị Lan Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/12/1985
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập đến 30/04/2018 theo Quyết định số 3550/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017.
7. Tên đề tài luận án: Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại
8. Chuyên ngành: Lý luận văn học
9. Mã số: 62 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã khảo sát và tập hợp được một số lượng lớn các tư liệu về thơ hiện đại Việt Nam và thơ của các tác giả phương Tây chủ yếu là thơ Pháp. Hệ thống tư liệu sử dụng cho công việc tổng thuật tương đối rộng và có chọn lọc phù hợp với tinh thần của luận án.
- Luận án đã đưa ra những biểu hiện đặc trưng về lí thuyết và thực hành sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực cho thấy tầm ảnh hưởng của khuynh hướng này đối với thơ Việt Nam hiện đại nhằm làm rõ vai trò, đóng góp và hạn chế. Đồng thời so sánh mức độ ảnh hưởng giữa các giai đoạn khác nhau và có ý thức lý giải dựa trên bối cảnh lịch sử dân tộc, thời đại, thân phận và tâm lí, nhân cách của cá nhân.
- Luận án đã luận án đã ứng dụng lý thuyết về tượng trưng siêu thực, loại hình học, lý thuyết nghiên cứu trường hợp để tìm hiểu những hiện tượng điển hình trong khuynh hướng tượng trưng, siêu thực của văn học Việt Nam.
- Luận án thành công trong việc phân tích cụ thể, sâu sắc bút pháp sáng tác kết hợp với năng lực cảm thụ thơ để có những đánh giá xác đáng về phong cách nghệ thuật của một số trường hợp tác giả tiêu biểu.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Giá trị thực tiễn của đề tài là có thể ứng dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và các chuyên ngành xã hội nhân văn khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trên cơ sở nghiên cứu về những dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại, có thể tiếp tục triển khai các nghiên cứu so sánh mở rộng về các khuynh hướng, trào lưu khác đối với văn học Việt Nam. Hoặc tìm kiếm, khảo sát thêm nhiều tư liệu để liên hệ với nền văn học của nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, so sánh mức độ tiếp nhận ảnh hưởng từ những chủ nghĩa hiện đại này.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Vũ Thị Lan Anh (2016), “Thơ Đinh Hùng, dấu hiệu tượng trưng khởi phát từ Dạ Đài”, Tạp chí Lý Luận phê bình văn học nghệ thuật (47), tr.51-54.
[2] Vũ Thị Lan Anh (2016), “Chủ nghĩa siêu thực: Khởi đầu”, Tạp chí dạy và học ngày nay (7), tr.224-225.
[3] Vũ Thị Lan Anh (2017), “Thơ Hoàng Cầm – Bài chính tả của giấc mơ”, Tạp chí Lý Luận phê bình văn học nghệ thuật (58), tr.62-67.
[4] Vũ Thị Lan Anh (2017), “Đọc thơ Bùi Giáng, bước chân vào cõi hư vô”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (401), tr.110-115.
[5] Vũ Thị Lan Anh (2018), “Bùi Giáng – Tinh thể thi ca từ Mưa nguồn”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (884), tr.89-92.
|