1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Đăng Quỳnh
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/09/1979
4. Nơi sinh: Thường Xuân – Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3719/QĐ-ĐHKT ngày 29/9/2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế.
7. Tên đề tài luận án: Phát triển thương mại biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý đối với Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
9. Mã số: 9310106
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về lý luận: - Làm nổi bật khái niệm phát triển thương mại biên giới. Từ đó, luận giải rõ tính tất yếu và vai trò của phát triển thương mại biên giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại biên giới và những điều kiện cần thiết để phát triển thương mại biên giới.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thương mại biên giới.
Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá chính sách và thực trạng phát triển thương mại biên giới của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Từ đó so sánh chính sách phát triển thương mại biên giới của các nước này.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong phát triển thương mại biên giới của Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ, kết hợp với đánh giá về hạn chế và nguyên nhân trong phát triển TMBG của Việt Nam để đưa ra một số hàm ý nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại biên giới của Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới của Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đánh giá tác động của phát triển thương mại biên giới đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Trần Đăng Quỳnh, Thương mại biên giới đất liền của Việt Nam: thực trạng và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Công thương số 4+5 - tháng 4/2017.
[2] Trần Đăng Quỳnh, Thương mại biên giới của Việt Nam với Lào: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2017.
[3]. Trần Đăng Quỳnh, Thực trạng quản lý hoạt động thương mại tuyến biên giới đất liền của Việt Nam và một số kiến nghị chính sách. Tạp chí Công thương, số 9 - tháng 8/2017.
[4] Trần Đăng Quỳnh (tham gia), Sách chuyên khảo: Phát triển và quản lý thương mại biên giới vùng Tây Bắc: Lý luận và thực tiễn, Hà Văn Hội (Chủ biên), Nxb. Thông tin & Truyền thông 11/2017.
|