1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lương Văn Dũng 2.Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 02/02/1972 4. Nơi sinh: Hưng Yên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 5396/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn theo Quyết định số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/3/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phân loại họ Chè (Theaceae D. Don) ở tỉnh Lâm Đồng và đề xuất biện pháp bảo tồn một số loài bị đe dọa. 8. Chuyên ngành: Thực vật học 9. Mã số: 62420111 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Ninh; Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Trung Thành 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Lựa chọn hệ thống phân loại của Chang Hung Ta (1998) với sự bổ sung hệ thống của Orel & Curry (2015) (đối với chi Camellia) để sắp xếp họ Chè ở Lâm Đồng thành 2 phân họ, 5 tông, 8 chi, 42 loài và 10 thứ. So với thống kê gần đây nhất (2016), kết quả nghiên cứu đã cập nhật bổ sung 5 loài. - Xây dựng 22 khóa định loại đến loài và thứ. Cung cấp thông tin về các taxon thuộc họ Chè ở Lâm Đồng, bao gồm: danh pháp, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng và hiện trạng. - Bổ sung 5 loài mới cho khoa học, đó là các loài: Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung; Camellia luteopallida Luong, T.Q.T. Nguyen & Luu; Camellia ninhii Luong & Le; Camellia thuongiana Luong, Anna Le & Lau và Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong. - Phản ánh giá trị sử dụng của một số loài thuộc họ Chè ở Lâm Đồng, có 11 loài lấy gỗ, 19 loài làm cây cảnh, 21 loài có tiềm năng dược liệu, 3 loài sử dụng để đánh cá, thuốc trừ sâu và 2 loài dùng để nhuộm vải. - Tiến hành khảo nghiệm nhân giống một số loài thuộc chi Camellia bằng phương pháp chiết cành, giâm hom, nuôi cấy mô. - Xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quần thể trà ở Lâm Đồng và đề xuất biện pháp bảo tồn một số loài bị đe dọa. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển một số loài chè ở địa phương. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu về các loài có những đặc điểm hình thái tương đồng, cụ thể là: loài Camellia luteocerata và Camellia dormoyana; loài Camellia dongnaiensis và Camellia vidalii; loài Camellia cattienensis và Camellia longii; loài Camellia duyana và Camellia furfuracea; loài Camellia ligustrina và Camellia kissii. - Bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm, có tính nguy cấp cao thuộc họ Chè ở Lâm Đồng. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Luong Van Dung, Truong Quang Cuong, Pham HuuNhan, Le Nguyet Hai Ninh (2014), “Re-discovered species of Camellia krempfii (Gagnep.) Sealy in Vietnam”, International Camellia Journal 46, pp. 139-141. [2] Hoang Thanh Son, Luong Van Dung (2014), “Adinandrahongiaoensis (Theaceae), a new species from Lamdong, Vietnam”Journ. Jpn. Bot.89, pp. 331–334. [3] Luong Van Dung, Luu Hong Truong, Nguyen Tran Quoc Trung, Nguyen Quoc Dat (2015), “Camellia luteopallida (Theaceae), a new speciesfrom Vietnam”, Ann. Bot. Fennici52, pp. 289-295. [4] Le Nguyet Hai Ninh, Luong Van Dung (2016), “General Information about the yellow Camellia species in Vietnam”, Proceedings of Dali International Camellia Congress, Dali, Yunnan, China, pp. 80-84. [5] Luong Van Dung, Le Nguyet Hai Ninh (2016), “Camellia ninhii – a new yellow Camellia species from Vietnam”, International Camellia Journal 48, pp. 117. [6] Luong Van Dung, Nguyen Thi Lieu, Truong Quang Cuong, Nguyen Trung Thanh (2016), “Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong a new species of Tea Family (Theaceae) in Vietnam”, VNU J. Sci. 32 (2), pp. 1-5. [7] Luong Van Dung, Le Anna, Nguyen Thi Hanh, Nguyen Thi Lieu (2016), “Camellia thuongiana-a new yellow Camellia species from Vietnam”,Dalat University Journal of Science 6, pp. 338-344.
|