1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 26/4/1979 4. Nơi sinh: Yên Bái 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo - Quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X - Quyết định số 3350/ QĐ – XHNV ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS - Quyết định số 3091/2013/QĐ-XHNV ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. 7. Tên đề tài luận án: Cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 8. Chuyên ngành: Lưu trữ học 9. Mã số: 62 32 03 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Văn Khảm; Hướng dẫn phụ: TS. Đàm Bích Hiên 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Thứ nhất, làm rõ khái niệm chế độ, nội dung của chế độ, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam. Thứ hai, làm rõ đặc thù công việc, nghề nghiệp của viên chức lưu trữ, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay Thứ ba, tìm ra cơ sở lý thuyết để vận dụng xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam. Thứ tư, xác định các căn cứ, nguyên tắc, phương pháp, quy trình xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam hiện nay Thứ năm, tìm hiểu việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây dựng những chế độ gì và dựa trên những cơ sở khoa học nào để xây dựng các chế độ đó cho viên chức lưu trữ. Từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với người làm lưu trữ giai đoạn hiện nay. Thứ sáu: Nghiên cứu đề xuất, giải pháp xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận án đem lại giá trị khoa học đối với quá trình xây dựng và phát triển khoa học Lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án giúp các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng, tham khảo để phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ, nhằm hướng tới việc quản lý, gìn giữ, xây dựng và phát triển nhân lực lưu trữ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành Lưu trữ giai đoạn hiện nay. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Luận án, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng, nghiên cứu sâu hơn việc xây dựng, hoàn thiện các chế độ tuyển dụng, sử dụng; chế độ tiền lương; chế độ đào tạo, bồi dưỡng; chế độ đánh giá, chế độ khen thưởng, kỷ luật; chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức lưu trữ. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), “Giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt một số chế độ phụ cấp đối với những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (10), tr.15-17. - Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), “Một vài ý kiến trao đổi về chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành Văn thư, lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (8), tr.22-27. - Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), “Xây dựng chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (12), tr.16-22. - Nguyễn Thị Thanh Hương (2018), “Sự cần thiết và yêu cầu điều chỉnh pháp luật về chế độ đối với công chức, viên chức lưu trữ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (6), tr.71-73.
|