1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Mai Hoa 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 3/6/1979; 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3506/QĐ-ĐT ngày 25/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định thay đổi tên đề tài số 350/QĐ-KL ngày 28/6/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật. - Quyết định kéo dài thời gian đào tạo số 5503/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; - Quyết định trả về địa phương số 975/QĐ-KL ngày 29/12/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật. 7. Tên đề tài luận án: “Pháp luật về thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” 8. Chuyên ngành: Luật kinh tế 9. Mã số: 9380101.05 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy TS. Nguyễn Thị Lan Hương 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Thứ nhất, về mặt lý luận. Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của NHTM, rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, thế chấp bất động sản để hạn chế rủi ro này và pháp luật về thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM. Thứ hai, về mặt thực tiễn. i) Luận án đã làm rõ được thực trạng pháp luật về thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam, chỉ ra những đặc thù về chủ thể tham gia quan hệ thế chấp, về điều kiện thế chấp bất động sản, về xác lập giao dịch thế chấp, về nội dung, về hiệu lực của hợp đồng thế chấp bất động sản trong hoạt động cho vay của NHTM, về xử lý bất động sản thế chấp tại NHTM để hạn chế rủi ro cho các khoản vay ở ngân hàng ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ - các NHTM. ii) Luận án đã nêu lên những ưu điểm, hạn chế, bất cập của pháp luật và hạn chế trong thực thi pháp luật về thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam; iii) Chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế đó. Thứ ba, những phát hiện, đóng góp mới của luận án còn thể hiện ở chỗ công trình khoa học này không chỉ nghiên cứu pháp luật về biện pháp thế chấp nói chung với vai trò là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà còn nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng biện pháp này để hạn chế rủi ro trong cho vay của ngân hàng, gắn với đặc thù của hoạt động cho vay tại NHTM là luôn tiềm ẩn rủi ro. Thứ tư, luận án đề xuất được các định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp bất động sản nói chung và thế chấp bất động sản để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM nói riêng. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án đề xuất được các định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp bất động sản nói chung và thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nói riêng. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Nguyễn Thị Mai Hoa (2016), “Pháp luật về thế chấp bất động sản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, 5(13), tr. 31, 50-5 - Nguyễn Thị Mai Hoa (2017), “Nâng cao hiệu quả xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 4(301), tr.50-53.
|