1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Diệu Linh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 11/10/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QĐ/XHNV- SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập từ tháng 01/2017 đến tháng 7/2018 7. Tên đề tài luận án: Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam 8. Chuyên ngành: Lưu trữ học 9. Mã số: 62 32 03 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Khảm 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án Với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng gồm phân tích văn bản chính sách, điều tra xã hội học và nghiên cứu trường hợp, luận án đã đạt được một số kết quả cơ bản sau: - Xây dựng được khung lý thuyết cơ bản về khái niệm và đặc điểm của tài liệu lưu trữ nhân dân; - Chứng minh được sự thiếu đồng bộ, chồng chéo và thiếu chặt chẽ của chính sách và pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân; - Xác định được những nội dung đồng thuận và chưa thống nhất trong quan điểm của nhà quản lý và chủ sở hữu đối với việc quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân - Xây dựng được hai phương án chính sách cơ bản là: lưu trữ nhà nước – lưu trữ cộng đồng và lưu trữ cộng đồng – điều phối nhà nước; trong mỗi phương án chính sách đều gồm mục tiêu và một số giải pháp chính sách cơ bản phù hợp với môi trường chính sách của Việt Nam hiện nay và sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế 12. Khả năng ứng dụng của luận án trong thực tiễn Kết quả của luận án có thể được tham khảo và ứng dụng để: - Xây dựng chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân trong thời gian tới. Chính sách mới có thể là những biện pháp điều chỉnh vĩ mô của nhà nước như thay đổi một số điều khoản trong luật, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án cấp nhà nước, và có thể là những biện pháp vi mô hơn để áp dụng cụ thể trong các lưu trữ nhà nước hoặc tư nhân như thay đổi trọng tâm hoạt động sưu tầm, tăng cường hợp tác chuyên gia để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sưu tập tài liệu lưu trữ;… - Tạo cơ sở khoa học để hình thành các nhóm chuyên gia nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân; - Bước đầu hình thành những nội dung chủ đề để giảng dạy và nghiên cứu về tài liệu lưu trữ nhân dân, về chính sách lưu trữ; 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo - Nghiên cứu gần nhất với luận án cần tiển khai là đánh giá tác động của chính sách lên các đối tượng chịu ảnh hưởng; - Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển từ luận án bao gồm: phân hạng và phân loại tài liệu lưu trữ nhân dân, xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, bản quyền trong lưu trữ, và rất nhiều hướng nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ khác. - Những hướng nghiên cứu có thể mở rộng gồm: lưu trữ cá nhân và lưu trữ cộng đồng; các lưu trữ chuyên ngành gắn với lưu trữ cá nhân và lưu trữ cộng đồng; lưu trữ cộng đồng cổ truyền và cộng đồng lưu trữ kiểu mới; … 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án - Phạm Thị Diệu Linh (2014), “Tài liệu lưu trữ nhân dân thời kỳ Việt Nam Cộng hòa”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975) – Góc nhìn lịch sử và Lưu trữ học, tr. 241. - Phạm Thị Diệu Linh (2015), “Tiếp cận giá trị đối với tài liệu lưu trữ nhân dân: Một tổng luận về những quan điểm lý thuyết cơ bản”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn – Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn (Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), ĐHQG HN, tr. 696. - Phạm Thị Diệu Linh (2015), “Khuynh hướng dân chủ trong luật pháp lưu trữ giai đoạn 1982 – 2012”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ (11). - Phạm Thị Diệu Linh (2017), “Quản lý tài liệu lưu trữ từ khu vực tư: Ý kiến từ nhân dân”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ (4).
|