1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thùy Linh 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 03/09/1986 4. Nơi sinh: Thái Nguyên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4642/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/12/2013 của Giám đốc ĐHQGHN. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 267A/QĐ-VNH ngày 17/11/2017 của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam học từ chương trình đạt chuẩn quốc tế sang hệ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội; Quyết định số 420 /QĐ-VNH ngày 01/12/2016 của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án thêm 12 tháng cho nghiên cứu sinh; Quyết định số 313A/QĐ-VNH ngày 09/12/2017 về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án (lần 2); Quyết định số 200/QĐ-VNH ngày 8/9/2014 và số 346/QĐ-VNH ngày 29/12/2017 về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. 7. Tên đề tài luận án: Sinh kế vùng gò đồi của người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên 8. Chuyên ngành: Việt Nam học 9. Mã số: 62220113 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam; PGS.TS Phạm Thị Phương Thái 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án đưa ra cơ sở lý luận về sinh kế và mối quan hệ giữa sinh kế và văn hóa tộc người theo hướng nghiên cứu khu vực học. -Làm sáng tỏ diện mạo văn hóa gò đồi thông qua sự thích ứng văn hóa của người Sán Dìu với sinh kế từ truyền thống đến hiện tại. - Phân tích nguyên nhân và tác động đến sự chuyển dịch sinh kế và biến đổi đời sống văn hóa tộc người. Từ đó, góp phần vào quá trình hoạch định chính sách và giải pháp nhằm phát triển sinh kế tộc người bền vững, song song với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng người Sán Dìu. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Luận án góp phần nghiên cứu về sinh kế vùng gò đồi của người Sán Dìu ở Thái Nguyên theo cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, làm phong phú thêm những nghiên cứu về các khu vực/vùng trên lãnh thổ Việt Nam theo cách tiếp cận mới này. - Những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của luận án cũng có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý, chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển vùng gò đồi một cách bền vững. - Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu sâu hơn sự chuyển dịch sinh kế của người Sán Dìu ở vùng gò đồi và những tác động của sự chuyển dịch sinh kế đến diện mạo văn hóa – xã hội của người Sán Dìu. - Mở rộng quy mô nghiên cứu so sánh sinh kế vùng gò đồi của người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên với một số đối tượng nghiên cứu khác như người Sán Chỉ, người Nùng, người Dao trên vùng gò đồi các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc… - Sự thích ứng của cư dân vùng gò đồi với trong quá trình chuyển dịch kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay. - Vai trò của các tri thức địa phương trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội vùng gò đồi. - Vai trò của vùng gò đồi đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cư dân vùng gò đồi trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. - Phát triển bền vững vùng gò đồi đảm bảo phát triển sinh kế song song với bảo tồn các giá trị văn hóa. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian): [1] Dương Thùy Linh, “Ứng xử với tự nhiên qua sinh kế nông nghiệp của người Sán Dìu ở Thái Nguyên”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số (3), tr. 47 – 52. [2] Dương Thùy Linh,“Nghiên cứu sinh kế của người Sán Dìu ở Thái Nguyên – tiếp cận từ góc độ Khu vực học”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số (48), tháng 5, 2017, tr. 109 – 116. [3] Dương Thùy Linh, “Tín ngưỡng nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Sán Dìu ở Thái Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (398), tháng 8, 2017, tr. 10 – 13. [4] Dương Thùy Linh, Đặng Thị Kim Dung, “Biến đổi sinh kế nông nghiệp của người Sán Dìu ở Thái Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (403), tháng 1, 2018, tr. 47 – 50. [5] Đặng Thị Kim Dung, Dương Thùy Linh, “Du lịch cộng đồng trong phát triển sinh kế người Sán Dìu ở Thái Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (404), tháng 2, 2018, tr. 51 – 54.
|