1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Huy Hùng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06/06/1986
4. Nơi sinh: Đông Anh – Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4741/QĐ-ĐHKT ngày 10/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/7/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo tới ngày 31/12/2019.
7. Tên đề tài luận án: Phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo tiếp cận khung năng lực – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Hòa Bình.
8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
9. Mã số: 9340101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Quân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, với xu thế quản trị nguồn nhân lực khu vực công thay cho xu thế quản trị nhân sự trong khu vực công, KNL là công cụ quan trọng được nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới áp dụng. Đối với khu vực hành chính công, khung năng lực đã bắt đầu được nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong quản trị nhân sự với các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, trả lương với các đối tượng khác nhau tại các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Bỉ… Tuy đã được triển khai áp dụng tại một số quốc gia nhưng tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu lý thuyết tổng thể nào về tiêu chí đánh giá sự phát triển và chi tiết các nội dung phát triển nhân lực lãnh đạo khu vực hành chính công theo tiếp cận khung năng lực. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển nhân lực lãnh đạo khu vực hành chính công theo tiếp cận khung năng lực, trong đó, tác giả tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực lãnh đạo và các nội dung phát triển nhân lực lãnh đạo khu vực hành chính công theo tiếp cận khung năng lực.
Thứ hai, để áp dụng khung năng lực như công cụ quan trọng trong phát triển nhân lực lãnh đạo khu vực hành chính công, cần chú trọng đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này. Trong phạm vi luận án, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực lãnh đạo khu vực hành chính công theo tiếp cận khung năng lực. Trong đó, tác giả tiến hành kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành tại tỉnh Hòa Bình để làm rõ chiều tác động và mức độ tác động của từng yếu tố tới phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận khung năng lực.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nhiệm vụ quan trọng trong cải cách hành chính là cần phát triển được lãnh đạo các cấp có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng tốt yêu cầu trong bối cảnh mới. Để làm được như vậy, sự chuyển đổi từ chế độ công vụ sang chế độ vị trí việc làm thông qua xác định vị trí việc làm và khung năng lực là công cụ quan trọng quyết định sự thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi các cơ quan quản lý chưa có đầy đủ các quy định, chính sách, các hướng dẫn, các giải pháp để phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo chế độ vị trí việc làm. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất chi tiết các giải pháp phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo tiếp cận khung năng lực.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thứ nhất, khung năng lực nhân lực lãnh đạo sở, ngành do tác giả nghiên cứu và xây dựng dựa trên những nghiên cứu trước đó với phương pháp tiếp cận hiện đại (kinh nghiệm quốc tế, quy định pháp luật và điều kiện đặc thù vùng, miền) có thể được tham khảo để hoàn thiện khung năng lực chính thức với nhân lực lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, đây là tài liệu để các tỉnh vùng Tây Bắc tham khảo trong quá trình hoàn hiện khung năng lực vị trí nhân lực lãnh đạo sở, ngành trong đề án vị trí việc làm.
Thứ hai, trong điều kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chưa hoàn thiện khung năng lực với vị trí nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo đề án vị trí việc làm, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình – đơn vị đầu mối được giao nhiệm vụ hoàn thiện vị trí việc làm có thể xem xét, cân nhắc để đề xuất khung năng lực với nhân lực lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hòa Bình với Uỷ ban nhân dân Tỉnh để hoàn thiện khung năng lực với các vị trí nhân lực lãnh đạo sở, ngành.
Thứ ba, Sở Nội vụ có thể xem xét và tham khảo các giải pháp hoàn thiện năng lực lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận khung năng lực như trong luận án đã đề cập để đề xuất các đề án dựa trên một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực với nhân lực lãnh đạo sở, nghành theo tiếp cận khung năng lực như giải pháp hoàn thiện hoach quy hoạch, giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng, giải pháp hoàn thiện đánh giá, giải pháp hoàn thiện đãi ngộ nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo tiếp cận khung năng lực…
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất: với khung lý thuyết được xây dựng về phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hòa Bình, trong thời gian tới những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục sử dụng phát triển cơ sở lý thuyết về phát triển nhân lực lãnh đạo theo tiếp cận khung năng lực thông qua những nghiên cứu thực nghiệm để hoàn thiện cơ sở lý thuyết phát triển nhân lực theo tiếp cận khung năng lực.
Thứ hai, những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát hiện, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực lãnh đạo theo tiếp cận khung năng lực. Với tiếp cận quản trị kinh doanh, để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của tổ chức, còn rất nhiều các yếu tố cần được phát hiện và bổ sung thêm trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực lãnh đạo theo tiếp cận khung năng lực.
Thứ ba, những nghiên cứu trong thời gian tiếp theo có thể hướng tới lấp đầy khoảng trống về ảnh hưởng giữa phát triển nhân lực lãnh đạo sở, ngành theo tiếp cận khung năng lực với kết quả tổ chức.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Tạ Huy Hùng (2015), “Đánh giá năng lực quản trị nhân sự và quản trị bản thân của lãnh đạo cấp sở các tỉnh vùng Tây Bắc” - Tạp chí Khoa học ĐHQGH – Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3, tr. 52-64 (Đồng tác giả)
2. Tạ Huy Hùng (2015), “Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công Tây Bắc” - Tạp chí Khoa học ĐHQGH – Nghiên cứu chính sách và quản lý, Tập 31, Số 3. Tr 6-18 (Đồng tác giả)
3. Tạ Huy Hùng (2018), “Xây dựng khung năng lực với lãnh đạo khu vực hành chính công cấp sở tại tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 114, tr.33-42 (Đồng tác giả)
4. Tạ Huy Hùng (2018), “The leadership competency in Vietnam public administration”, Organizations and Markets in Emerging Economies, Vol 9, number 1(17), tr 8-20 (SCOPUS LIST – Đồng tác giả)
5. Tạ Huy Hùng (2018), “Building capacity framework for leader of the public administration in Hoa Binh province”, Journal of Trade Science, volume 6, number 1, tr. 37-44
6. Tạ Huy Hùng (2018), “Empirical research for leadership competence in Vietnam local public administration. Case study in Hoa Binh Province”, Proceedings of BAASANA International Conference in Vietnam, tr. 188-200 (Đồng tác giả)
7. Tạ Huy Hùng (2018), “Giải pháp hoàn thiện đánh giá cán bộ lãnh đạo sở, ngành tại tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí khoa học Thương mại, số 120, tr 13-23 (Tác giả)
8. Tạ Huy Hùng (2018), “Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo sở, ngành tại tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, số 4, tr1-10
9. Tạ Huy Hùng (2018), “Solution for improving the Department’s Leader Performance in Hoa Binh Province”, Journal of Trade Science, Volume 6, number 4, pp 36-44
|