1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Hường
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/02/1983
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5772/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số: 286/QĐ-VNH ngày 29/11/2017 của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh; Quyết định số 03/QĐ-VNH ngày 02/1/2018 của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án thêm 12 tháng cho nghiên cứu sinh; Quyết định số 108/QĐ-VNH ngày 14/06/2018 của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo từ chương trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam học đạt chuẩn quốc tế sang hệ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội từ tiếp cận sinh kế bền vững.
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62220113
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất: Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về cách tiếp cận sinh kế trong du lịch cộng đồng. Luận án đã đưa ra một khung sinh kế cụ thể gồm 5 nguồn lực: vốn con người, vốn tài nguyên, vốn kinh tế, vốn xã hội, vốn thể chế, áp dụng một cách hợp lý cơ sở lý luận về khung sinh kế vào góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì.
Thứ hai: Luận án đã tổng quan, làm rõ được đặc điểm chính của Ba Vì với tính cách là một khu vực- không gian lịch sử - văn hóa và không gian phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba: Luận án đã xác định và phân tích được hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì theo 5 nguồn lực sinh kế đề xuất, qua đó thấy được vai trò khác nhau của các nguồn lực này.
Thứ tư: Luận án đã đề xuất được một số gợi ý chính sách phù hợp, góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án có thể được xem như một nghiên cứu tiền khả thi, chuẩn bị cho việc lập kế hoạch/ quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo sinh kế cho cư dân địa phương
- Luận án cũng gợi ý cho các nghiên cứu tiếp tục, sâu hơn về các chủ đề phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo sinh kế bền vững trong tương lai tại các địa phương có tiềm năng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu so sánh giữa các địa phương khác nhau; các dân tộc khác nhau về nguồn lực sinh kế cho phát triển du lịch cộng đồng
- Nghiên cứu một cách toàn diện về khung sinh kế bền vững dành cho du lịch, xem xét mối quan hệ khi đặt nguồn lực sinh kế trong bối cảnh tổn thương, quy trình, chính sách…của khung sinh kế dành cho du lịch.
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng từ tiếp cận sinh kế bền vững tính đến cả góc độ cầu du lịch để tạo ra những sản phẩm phù hợp.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
[1]. Phạm Thị Hường (2018), “Phát triển du lịch cộng đồng: sinh kế mới cho người Dao ở xã Ba Vì, Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số cuối tháng 6 năm 2018, tr.37-40.
[2]. Phạm Thị Hường (2019), “Đánh giá tác động của vốn sinh kế tới phát triển du lịch cộng đồng huyện Ba Vì, Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 09, tr. 83-87.
[3]. Phạm Thị Hường (2019), “Vốn con người trong phát triển du lịch cộng đồng tại Ba Vì”, Tạp chí Du lịch, số 03/2019, tr. 27-30.
|