1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Việt Bằng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/6/1988
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tác phẩm “Hồ Thượng thư gia lễ”
8. Chuyên ngành: Hán Nôm
9. Mã số: 62 22 01 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Những kết quả chính:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thực tế xã hội gia lễ, thư tịch gia lễ, tác giả Hồ Sĩ Dương, tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến nay.
- Nghiên cứu tác giả Hồ Sĩ Dương, nghiên cứu văn bản học tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ.
- Nghiên cứu tính kế thừa và khởi phát của Hồ Thượng thư gia lễ trong hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam.
- Nghiên cứu vai trò, sứ mệnh của Hồ Thượng thư gia lễ trong quá trình hình thành gia lễ Nho giáo và phát triển gia lễ Việt Nam.
Kết luận:
- Gia lễ Việt Nam chỉ các hoạt động lễ nghi trong phạm vi gia đình, dòng họ, chủ yếu là nghi thức tang tế. Nghiên cứu gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX có đối tượng nghiên cứu là thực tế gia lễ, còn tác phẩm gia lễ chỉ là tài liệu tham khảo. Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, tác phẩm gia lễ đã được nghiên cứu từ góc nhìn văn bản học, dân tộc học... Trong khi đó, Hồ Sĩ Dương và Hồ Thượng thư gia lễ mới chỉ được phiên dịch, giới thiệu sơ lược hoặc bước đầu khảo cứu văn bản, chưa có nghiên cứu sâu về văn bản, nội dung, giá trị tác phẩm.
- Tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ của Tiến sĩ, Thượng thư Hồ Sĩ Dương (1652-1682) được sơ thảo từ sau năm 1638, hoàn thành sau năm 1676, gồm hai quyển: “Gia lễ quốc ngữ quyển chi Thượng” và “Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ”, mỗi quyển có kết cấu và mục đích riêng biệt.
- Thiện bản tác phẩm là bản khắc in Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) kí hiệu AB.592, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
- Trong hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam, Hồ Thượng thư gia lễ đóng vai nòng cốt, kế thừa di sản lễ học thế hệ trước, khởi phát chuỗi tác phẩm thế hệ sau.
- Đối với lịch sử gia lễ Việt Nam, nghi tiết trong Hồ Thượng thư gia lễ được xây dựng trên tư tưởng của nhà Nho Việt, ấn hành rộng rãi, có sứ mệnh đặc biệt trong việc hình thành gia lễ Nho giáo thời Lê trung hưng, thể hiện quá trình tiếp biến gia lễ Nho giáo của người Việt.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận án có thể được chuyển thành sách chuyên khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu chuyên sâu về nội dung văn bia phản ánh sinh hoạt làng xã thời Trung đại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Vũ Việt Bằng (2013), “Nghiên cứu tư liệu gia lễ Việt Nam: từ sơ đồ ngũ phục đến phục chế”, Tạp chí Hán Nôm (6), tr. 66 – 78.
2. Vũ Việt Bằng (2013), “Kết quả nghiên cứu về tư liệu gia lễ Việt Nam của Giáo sư Shimao Minoru trong bài viết Confucian Family Ritual and Popular Culture in Vietnam (in trong Memoirs of the Research Department of the Toyo Bunko, số 69, xuất bản năm 2011)”, Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Nxb Thế giới, tr.88 – 93.
3. Vũ Việt Bằng (2015), “Giới thiệu văn bản Gia lễ hoặc vấn lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, Thông báo Hán Nôm học năm 2014, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.97-102.
4. Vũ Việt Bằng (2016), “Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp Hồ Sĩ Dương qua tư liệu Hán Nôm”, Thông báo Hán Nôm học năm 2015, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.61-77.
5. Vũ Việt Bằng (2017), “Thành tựu nghiên cứu gia lễ trên Tạp chí Nam Phong”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017 (Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện), Nxb Thế giới, tr.185-200.
6. Vũ Việt Bằng (2017), “Tổng thuật nghiên cứu gia lễ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay”, Tạp chí Hán Nôm (6), tr.18-33.
7. Vũ Việt Bằng 《越南喃文間有漢文書籍的研究:《壽梅家禮》及其刻書活動》,載:何華珍,阮俊強 NGUYEN Tuan Cuong(主編):《東亞漢籍與越南漢喃古辭書研究》,北京:中國社會科學出版社,2017年版.
8. Vũ Việt Bằng (2017), “Hồ Sĩ Dương qua tư liệu Hán Nôm” (I), Văn hóa Nghệ An (355), tr.15-19.
9. Vũ Việt Bằng (2018), “Hồ Sĩ Dương qua tư liệu Hán Nôm” (II), Văn hóa Nghệ An (356), tr.12-18.
10. Vũ Việt Bằng (2018), “Nghiên cứu văn bản khắc in Thọ Mai gia lễ từ góc nhìn văn bản học”, Tạp chí Hán Nôm (5), tr.49-62.
11. Vũ Việt Bằng (2018), “Nghiên cứu văn bản khắc in thư phường (nhìn từ văn bản Gia lễ)”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2018 (Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện), Nxb Thế giới, tr.182-199.
|