1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Vân 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 10/9/1977 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/3/2018 và số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự phân bố của Po-210 trong nước biển, trầm tích và ngao (Meretrix meretrix), hàu (Crassostrea gigas) trong vùng biển ven bờ khu vực Bắc Bộ. 8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước 9. Mã số: 9440301.02 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Bùi Duy Cam Hướng dẫn phụ: TS. Đặng Đức Nhận 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Lần đầu tạo được bộ số liệu về hiện trạng nền phông phóng xạ alpha của 210Po trong nước, trầm tích, ngao (M. meretrix), hàu (C. gigas) và một số loại lương thực – thực phẩm khác ở vùng biển khu vực Bắc Bộ, Việt Nam (tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh). - Xác định được hệ số phân bố Kd của 210Po giữa pha nước và pha rắn với những đặc điểm riêng của môi trường nước biển ven bờ biển khu vực Bắc Bộ; và xác định hệ số tích lũy CF của 210Po đối với ngao và hàu. - Xác định được mức đóng góp của 210Po vào liều hiệu dụng chiếu trong trung bình năm đối với người trưởng thành vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ do ăn lương thực - thực phẩm. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Xây dựng bộ số liệu về nồng độ phóng xạ của 210Po trong nước biển, trầm tích, trong ngao (Meretrix meretrix), hàu (Crassostrea gigas) và một số loại lương thực thực phẩm thu thập tại vùng ven bờ biển tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình. - Bước đầu làm rõ sự phân bố của 210Po trong môi trường nước biển ven bờ, dựa trên việc xác định hệ số phân bố Kd của 210Po giữa pha nước và trầm tích; Đánh giá khả năng tích lũy sinh học 210Po của ngao, hàu thông qua hệ số tích lũy (CF). Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường như hợp chất hữu cơ hòa tan (DOC), độ muối nước biển, nồng độ Cl- nước biển và pH tới sự phân bố của 210Po ở trong môi trường nước biển ven bờ và khả năng tích lũy sinh học nhân phóng xạ 210Po của ngao, hàu. - Xác định mức đóng góp của nhân phóng xạ 210Po vào liều hiệu dụng chiếu trong trung bình năm đối với người trưởng thành vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ do ăn lương thực - thực phẩm. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Sự phân bố và tích lũy sinh học của 210Po ở trong môi trường nước biển ngoài khơi của vùng biển đặc quyền của Việt Nam, chú trọng vào các loài sinh vật biển có tính thương phẩm cao; - Tiếp tục hướng nghiên cứu cho các vùng biển khác dọc bờ biển Việt nam để có đủ số liệu nền và cơ bản cho các mô phỏng lan truyền phóng xạ trong môi trường biển phục vụ cảnh báo sự cố từ các Nhà máy điện hạt nhân bên Trung Quốc. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: 1. Tran Thi Van, Nguyen Duc Tam, Dang Duc Nhan, Nguyen Quang Long, Duong Van Thang and Bui Duy Cam (2016), “Water-sediment distribution and behavior of Polonium (210Po) in a shallow coastal area with high concentration of dissolved organic matters in water, north Viet Nam”, Nuclear Science and Technology – VietNam Atomic Energy Society 6 (2), pp 01-14. 2. Trần Thị Vân, Đặng Đức Nhận, Bùi Duy Cam và Lưu Việt Hưng (2018), “Xác định mức độ tích lũy Poloni -210 trong mô mềm sinh vật hai mảnh vỏ ở khu vực biển ven bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học 23 (1), tr. 155-164. 3. Tran Thi Van, Luu Tam Bat, Dang Duc Nhan, Nguyen Hao Quang, Bui Duy Cam and Luu Viet Hung (2019), “Estimation of Radionuclide Concentrations and Average Annual Committed Effective Dose due to Ingestion for the Population in the Red River Delta, Viet Nam”, Environment Management 63 (4), pp 444–454.
|