1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Bá Học 2.Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 31/05/1971 4. Nơi sinh: Hà Tĩnh 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3972/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Tên đề tài luận án: “Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp với một số cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La”. 8. Chuyên ngành: Môi trường và Phát triển bền vững 9. Mã số: 9440301.04 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đã đánh giá được các nguyên nhân, quá trình và xu hướng thoái hóa, tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp do yếu tố tự nhiên và con người ở vùng nghiên cứu. Đề xuất được một số mô hình nhằm phát triển cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường đối với một số cây trồng chính (ngô, cà phê và cây ăn quả) thông qua kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô hình thực nghiệm ngoài đồng ruộng. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đề xuất được một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn Sơn La. Xây dựng mô hình thực nghiệm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với trình độ canh tác của người dân ở địa bàn nghiên cứu. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao độ phì nhiêu cho các loại đất. Cần nhân rộng hai mô hình vào sản xuất trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế được xói mòn đất. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Phan Bá Học, Phạm Anh Hùng, Trần Thị Hồng, Lê Sỹ Chính, Nguyễn Xuân Hải, Lê Sỹ Chung (2019), “ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ thoái hóa đất: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XI năm 2019, tập 2, tr 950-959. [2]. Phan Bá Học, Phạm Anh Hùng, Nguyễn Quốc Việt, Lê Xuân Thái, Lê Sỹ Chính, Nguyễn Xuân Hải (2019) “Tích hợp Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám để đánh giá xói mòn đất theo Phương trình mất đất phổ dụng: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Sơn La”, Tạp chí Khoa học, các Khoa học Trái đất và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội”, tập 35, tr 42-52. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
|